fbpx

Chị N.T.D bị mỏi chân, nổi gân, đau nhức dai dẳng, chuột rút đêm. Khám tại Dr Vein, bác sĩ kết luận chị suy tĩnh mạch xuyên chân trái độ 1.

Chị N.T.D bị mỏi chân, nổi gân, đau nhức dai dẳng, chuột rút đêm đến khám và nghe tư vấn điều trị suy giãn tĩnh mạch tại Dr Vein

I/ Khám, tư vấn ca bệnh 59 tuổi suy tĩnh mạch xuyên chân: 

Chị N.T.D 59 tuổi tìm tới phòng khám chuyên sâu điều trị suy giãn tĩnh mạch Dr.Vein để được thăm khám, tư vấn giải pháp khắc phục các triệu chứng nhức mỏi khó chịu ở hai bên chân và đau nhức lan từ vùng lưng xuống hai bên mông và cẳng chân.  

Trực tiếp thăm khám cho chị D là Ths.Bs Lê Kim Cao (hiện đang công tác tại khoa Phẫu thuật Mạch máu – Trung tâm Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy, cố vấn chuyên môn tại Dr Vein ). 

Suy tĩnh mạch xuyên chân trái độ 1: Can thiệp thắt tĩnh mạch

Hình ảnh cận cảnh chân bệnh nhân khi đến khám tại Dr Vein.

Trao đổi với bác sĩ Cao về lý do đến Dr Vein thăm khám, chị D cho biết trước đây chị làm nghề buôn bán, tính chất công việc phải đứng nhiều và ngồi nhiều. Chị đến Dr Vein thăm khám vì nhận thấy gần đây khu vực bắp chuối trên chân thường xuyên đau nhức, các đường gân xanh bắt đầu nổi rõ.

Trước khi ghé tới Dr Vein, chị từng ghé đến nơi khác để thăm khám, bác sĩ tiếp nhận tư vấn cho chị khi ấy có chỉ định siêu âm và kết luận chị bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới. 

Sau khi nhận kết quả bệnh lý, chị được cho thuốc về nhà sử dụng, bác sĩ điều trị cho chị thời điểm đó cũng có khuyên chị tối ngủ kê cao chân, thường xuyên đi bộ. 

Bs Cao hỏi thêm bệnh nhân về triệu chứng đau nhức và nổi gân xanh xuất hiện cách đây khoảng bao lâu, chị D cho biết tình trạng đau nhức chân xảy ra nhiều tháng nay trong khi hiện tượng nổi gân xanh, chị chỉ mới nhận thấy khoảng 1-2 tháng trở lại đây.

Các cơn đau nhức chủ yếu diễn ra vào ban đêm, chị thường xuyên bị chuột rút. Chị H cho biết tay chị cũng thường xuyên tê mỏi mỗi khi lái xe, ngoài ra chị cũng cảm nhận được các cơn đau nhức lan tỏa từ vùng thắt lưng xuống hai bên mông và tới chân. 

Chia sẻ thêm về các bệnh lý mình đang mắc, chị D cho biết trước đây đi khám chị từng được chẩn đoán bị bệnh lý thần kinh tọa đốt sống, thoái hoá đốt sống và viêm đa khớp.

Bác sĩ Lê Kim Cao cho biết, chị D bị mắc nhiều bệnh lý cùng lúc, những bệnh lý này có các triệu chứng tương tự và rất dễ bị nhầm lẫn với nhau trong quá trình thăm khám và chẩn đoán.

Thông thường bệnh lý thần kinh toạ, triệu chứng chủ yếu sẽ gây ra các cơn đau từ vùng mông lan xuống đùi và hai chân, trong khi đó bệnh lý khớp thường sẽ đau chủ yếu hai bên khớp gối và cổ chân, riêng bệnh lý suy giãn tĩnh mạch thì triệu chứng điển hình chính là nặng và mỏi chân rất nhiều khi đứng lâu và ngồi lâu, các cơn đau do suy giãn tĩnh mạch gây ra sẽ thuyên giảm khi bệnh nhân nằm và gác chân lên cao. 

Chính vì vậy, với trường hợp của bệnh nhân D, bác sĩ Cao cho biết cần phải tiến hành xét nghiệm kỹ càng để xác định rõ căn nguyên gốc rễ gây ra triệu chứng mà chị D chia sẻ khi đến khám vì dựa trên đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị giúp tối ưu hoá hiệu quả trị bệnh một cách tốt nhất. 

Bác sĩ Cao chỉ định tiến hành siêu âm tĩnh mạch cho bệnh nhân ở tư thế đứng. Lý giải cho bệnh nhân hiểu rõ về tác dụng của việc siêu âm ở tư thế đứng, bác sĩ Cao cho biết thường hệ thống tĩnh mạch làm nhiệm vụ dẫn máu từ chân về tim, khi phát hiện hiện tượng suy giãn tĩnh mạch có nghĩa là xảy ra hiện tượng trào ngược bất thường: máu ở tim sẽ chảy ngược về chân, ở tư thế đứng, máu dồn xuống chân mới rõ ràng, lúc ấy mới có thể đánh giá được bệnh nhân có bị tình trạng suy tĩnh mạch hay không. 

Một khi nhận thấy bệnh nhân bị suy tĩnh mạch, bác sĩ cần xác định được mức độ suy ở cấp độ nào từ đó mới đưa ra phương án điều trị đúng và kịp thời. 

II/ Suy tĩnh mạch xuyên chân trái độ 1: phác đồ điều trị tối ưu tại Dr Vein

Suy tĩnh mạch xuyên chân trái độ 1: Can thiệp thắt tĩnh mạch

Kết quả siêu âm ghi nhận chị D bị suy tĩnh mạch xuyên chân trái độ 1

Suy tĩnh mạch xuyên chân trái độ 1: Can thiệp thắt tĩnh mạch

Kết quả siêu âm ghi nhận chị D bị suy tĩnh mạch xuyên chân trái độ 1

Suy tĩnh mạch xuyên chân trái độ 1: Can thiệp thắt tĩnh mạch

Kết quả siêu âm ghi nhận chị D bị suy tĩnh mạch xuyên chân trái độ 1

Kết quả siêu âm cho thấy hệ tĩnh mạch sâu của chị D thành mỏng, ấn xẹp hoàn toàn, trong lòng không có huyết khối, không có dòng trào ngược khi làm liệu pháp bóp chân. Suy ngay nhánh cẳng chân gồ bên trên đầu gối, chỗ máu chảy ra thắt chân nặng do có tình trạng máu chảy ngược. 

Bác sĩ kết luận chị D bị suy tĩnh mạch xuyên chân trái độ 1 

Phác đồ điều trị bác sĩ Cao đưa ra cho trường hợp suy tĩnh mạch xuyên chân trái của chị D như sau: Tiến hành can thiệp thắt nhánh tĩnh mạch suy vùng trên gối và trước cẳng chân bên trái. 

Sau khi điều trị thắt nhánh chảy ngược, bệnh nhân cần tiến hành điều trị theo hướng nội khoa và bảo tồn. 

Cụ thể bệnh nhân về nhà cần tuân thủ mang vớ gối tĩnh mạch áp lực 1. Đồng thời trong sinh hoạt hàng ngày cần hạn chế ngồi xổm, thói quen bắt chéo chân, tránh mang giày cao gót. Duy trì vận động thể thao (đi bộ, bơi lội, đạp xe). Giữ cân nặng ổn định, không được để tăng cân quá mức, ăn uống lành mạnh, tăng cường ăn nhiều các món rau xanh, hoa quả, vitamin C. 

>> Xem thêm bài viết: Những hiểu lầm về việc tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch tại nhà 

III/ Quy trình điều trị suy giãn tĩnh mạch chuẩn y khoa tại Dr Vein:

Quy trình điều trị suy giãn tĩnh mạch chuẩn y khoa tại phòng khám chuyên sâu suy giãn tĩnh mạch Dr Vein gồm các bước sau:

  • Khám trực tiếp bởi bác sĩ mạch máu

Thực hiện chuẩn xác, chuyên sâu đúng quy trình y khoa tránh tình trạng chẩn đoán thiếu sót, nhầm lẫn giữa suy tĩnh mạch nông thành sâu hoặc sai cấp độ bệnh.

  • Chẩn đoán loại trừ

Loại bỏ các bệnh lý đi kèm có chung triệu chứng giống suy giãn tĩnh mạch như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống …. Giúp xác định đúng căn nguyên bệnh.

  • Siêu âm Doppler ở tư thế đứng và nằm 

Siêu âm mạch máu chuyên sâu ở tư thế đứng và nằm, giúp đánh giá chính xác huyết động tĩnh mạch chi dưới nhằm phát hiện dòng trào ngược bệnh lý (reflux sign) và các mối nguy tiềm ẩn như huyết khối, xơ vữa, cục máu đông…

  •  Xác định cấp độ

Chẩn đoán chính xác cấp độ và vị trí tổn thương mạch máu (suy tĩnh mạch nông hoặc sâu), đặc biệt quan trọng với các trường hợp giãn tĩnh mạch ẩn hoặc biến chứng.

  •  Đưa ra chiến lược điều trị

Dựa vào căn nguyên, cấp độ bệnh và mong muốn thực tế của bệnh nhân, bác sĩ mạch máu sẽ đưa ra chiến lược điều trị tối ưu nhất, giải quyết triệt để bệnh và đáp ứng tối đa nhu cầu bệnh nhân.

  •  Tái khám định kỳ

Bệnh nhân được theo dõi, chăm sóc và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn bác sĩ.

IV/ Tầm quan trọng của siêu âm tư thế đứng xác định bệnh lý suy giãn tĩnh mạch:

Rất nhiều bệnh nhân hiện nay được thực hiện siêu âm để chẩn đoán bệnh lý suy giãn tĩnh mạch. Trong quá trình thăm khám, tư vấn cho nhiều bệnh nhân đến khám tại Dr Vein, khi được hỏi, hầu hết các bệnh nhân này cho biết từng đi khám ở nơi khác trước đây, các bác sĩ đều chỉ định bệnh nhân tiến hành siêu âm nhưng chỉ thực hiện ở tư thế nằm. 

Các bác sĩ chuyên khoa mạch máu tại Dr Vein cho biết hầu hết các hiệp hội mạch máu tại Mỹ và Châu Âu đều khuyến nghị rằng khi tiến hành khảo sát tĩnh mạch chi dưới cần kết hợp cả hai tư thế nằm và đứng, trong đó tư thế đứng có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán suy tĩnh mạch chi dưới.

Khi hệ thống van tĩnh mạch trở nên yếu hoặc không hoạt động đúng cách, điều này sẽ gây ra hiện tượng dòng trào ngược trong tĩnh mạch, hay còn gọi là dòng trào ngược bệnh lý. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến suy tĩnh mạch ở chi dưới. 

Do đó, việc siêu âm tĩnh mạch để phát hiện dòng trào ngược là rất quan trọng, giúp các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán tình trạng suy tĩnh mạch và đưa ra tư vấn can thiệp chuyên sâu. Tuy nhiên, việc khảo sát dòng trào ngược bệnh lý thường gặp khó khăn trong tư thế nằm, nhưng lại dễ dàng quan sát hơn khi bệnh nhân đứng.

Khi tiến hành siêu âm tĩnh mạch, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện nghiệm pháp ‘bóp cơ chân’ để gia tăng lượng máu trong hệ thống tĩnh mạch. Sau đó, họ sẽ sử dụng hệ thống siêu âm màu Doppler để phát hiện ‘Dòng trào ngược bệnh lý’. 

Siêu âm ở tư thế đứng sẽ mất nhiều thời gian hơn vì các bác sĩ sẽ khảo sát từng vị trí trong hệ thống tĩnh mạch chi dưới, bao gồm cả nhánh chính và nhánh phụ, cũng như những nhánh có biến thể giải phẫu khác thường. Họ sẽ thực hiện các nghiệm pháp chuyên sâu để xác định dòng trào ngược bệnh lý. Tuy nhiên, những kết quả chẩn đoán thu được sẽ có độ tin cậy và chính xác cao hơn.

Từ trường hợp chị N.T.D bị suy tĩnh mạch xuyên chân trái độ 1 đã từng đi thăm khám ở nơi khác nhưng bác sĩ điều trị sai cách khiến bệnh lý có nguy cơ ngày càng trầm trọng hơn. Thật may mắn, đến khám tại Dr Vein, dưới sự hỗ trợ nhiệt tình của đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa mạch máu nhiều năm kinh nghiệm đến từ bệnh viện Chợ Rẫy, chị mới được chẩn đoán đúng bệnh lý và can thiệp can thiệp thắt nhánh tĩnh mạch suy vùng trên gối và trước cẳng chân bên trái kịp thời, tránh nguy cơ bệnh lý tiển triển nặng hơn trong tương lai. Dr.Vein chúng tôi tự hào là đơn vị chuyên sâu điều trị bệnh lý mạch máu, suy giãn tĩnh mạch. Ekip bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy hơn 10 năm kinh nghiệm. Đến với Dr. Vein, chúng tôi cam kết đội ngũ bác sĩ mạch máu sẽ trực tiếp điều trị cho tất cả bệnh nhân, quá trình điều trị đáp ứng 5 yếu tố không đau, không xâm lấn, không cần nghỉ dưỡng, không uống thuốc, không tái phát vùng điều trị. 

Dr.Vein – Phòng khám điều trị chuyên sâu suy giãn tĩnh mạch và các bệnh lý mạch máu.
👉Tư vấn nhanh: 0932.19.28.82
👉 Địa chỉ Edopi Healthcare : Số 2 Nội Khu Mỹ Toàn 2, Tân Phong, Quận 7, Hồ Chí Minh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This field is required.

Bắt buộc nhập