Mục lục
- 1 Laser bề mặt là gì ?
- 2 Laser bề mặt có thể trị được mọi cấp độ giãn tĩnh mạch chi dưới như nhiều quảng cáo trên mạng?
- 3 Quảng cáo dùng laser bề mặt xung dài chiếu điều trị những búi tĩnh mạch to trên da liệu có đúng không ?
- 4 Việc lạm dụng laser bề mặt điều trị giãn mao mạch có gây ra biến chứng nào không ?

Laser bề mặt là gì ?
Laser là kỹ thuật được ứng dụng nhiều trong bệnh lý da liễu và bệnh lý giãn mao mạch chi dưới trong nhiều năm trở lại đây. Cơ chế của laser bề mặt là dùng năng lượng của laser tác động từ ngoài vào bề mặt da , vì thế nên được gọi dễ hiểu là laser bề mặt. Khi chiếu vào bề mặt da, hiệu ứng quang đông của laser sẽ làm đông co mạch máu nhỏ trên bề mặt da làm biến mất nhưng mao mạch nhỏ trên da.

Hình minh hoạ cơ chế tác động laser bề mặt
Laser bề mặt có thể trị được mọi cấp độ giãn tĩnh mạch chi dưới như nhiều quảng cáo trên mạng?
Nhắc lại về giải phẫu hệ thống tĩnh mạch chi dưới (venous system) khá phức tạp bao gồm tĩnh mạch sâu (tĩnh mạch khoeo, đùi, chậu), tĩnh mạch nông ( tĩnh mạch hiển lớn, hiển bé và các nhánh phụ không từ tĩnh mạch hiển) và tĩnh mạch xuyên (nối hệ tĩnh mạch nông vs hệ tĩnh mạch sâu). Tình trạng suy tĩnh mạch chi dưới có nguyên nhân từ bất kỳ hệ thống nào (nông , sâu và xuyên).
Nhưng giãn mao mạch nông chỉ là bề nổi trên da mà mắt thường chúng ta thấy được thôi. Laser bề mặt hiện nay chỉ được áp dụng xử lý thẩm mỹ những gian mao mạch nằm nông trên da, không thể tác động vào sâu bên trong nên không thể nào xử lý được những tổn thương nằm ở bên trong và triệt để như nhiều quảng cáo đang thổi phồng
Quảng cáo dùng laser bề mặt xung dài chiếu điều trị những búi tĩnh mạch to trên da liệu có đúng không ?
Những búi tĩnh mạch to ( varicose vein) là những tĩnh mạch nông giãn với đường kính từ 3mm trở lên. Bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng trên tức là bệnh nhân đang bị tình trang suy tĩnh mạch chi dưới độ 2 theo phân loại C.E.A.P. Tình trạng trên thường có nguyên nhân từ suy hệ thống tĩnh mạch nông nguyên phát ( thường từ hệ tĩnh mạch hiển chiếm tỷ lệ 80%). Để điều trị chúng ta phải tác động vào hệ tĩnh mạch này. Tuy nhiên, hệ thống này thường nằm cách da 1-2cm mà laser bề mặt không thể tác động điều trị triêt để vào được .
Đề điều trị những hệ thống tĩnh mạch này, chúng ta phải can thiệp ngoại khoa ( phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch). Ngày nay thường can thiệp nội mạch ( ví du như laser nội mạch) được xem là 1 trong những biện pháp hiệu quả nhất. Laser nội mạch KHÁC HOÀN TOÀN với laser bề mặt của các quảng cáo rầm rộ trên mạng. Việc dùng kỹ thuật laser nội mạch phải được thực hiện vs các bs có đào tạo bài bản về kỹ thuật can thiệp mạch máu và có chứng chỉ chứng nhận khả năng điều trị.

Hình minh hoạ giải thích búi tĩnh mạch giãn do suy tĩnh mạch hiển lớn
Việc lạm dụng laser bề mặt điều trị giãn mao mạch có gây ra biến chứng nào không ?
- Như đã phân tích ở trên, laser bề mặt không thể xử lý những trường hợp suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới từ độ 2 trở lên. HIỆN NAY TẤT CẢ CÁC HƯỚNG DẪN LÂM SÀNG (GUIDELINE) CỦA CÁC HIỆP HỘI CHUYÊN KHOA MẠCH MÁU TRÊN THẾ GIỚI KHÔNG CÓ BẰNG CHỨNG CHO VIỆC ÁP DỤNG LASER BỀ MẶT TRONG ĐIỀU TRỊ SG tĩnh mạch TỪ ĐỘ 2.
- Với giãn tĩnh mạch nông chi dưới độ 1 ( giãn tĩnh mạch mạng nhện và dạng lưới), laser bề mặt có thể hiệu quả với 1 số dạng tổn thương chứ không thể có hiệu quả với tất cả các dạng tổn thương phức tạp, lan toả. Ví dụ với những tổn thương lan toả, có dạng phức hợp ( spider +reticular vein) kèm theo feeder vein nằm sâu thì việc dùng laser bề mặt quá mức có thể gây ra tổn thương nhiệt ( burning) mà không có hiệu quả và dễ tái phát.

Hình minh hoạ giải phẫu và tương quan kích thước spider vein, reticular vein và feeder vein
Nhìn vào hình minh hoạ trên, chúng ta dễ thấy những cấu trúc feeder vein nằm sâu hơn spider hay reticular vein. Về khía cạnh đường kính: Feeder vein > reticular vein > spider vein. Laser bề mặt thường chỉ có tác động với các mạch máu nhỏ như spider vein chứ kg thể tác động hiệu quả đến các cấu trúc có đường kính lớn hơn và sâu hơn. Khi điều trị nếu “lạm dụng” biện pháp này thường sẽ dùng thông số (parameter) mạnh như tăng spotsize , tăng mức năng lượng ( Fluence) hoặc tăng độ rộng xung ( Pulse width).
Điều này dẫn đến tổn thương vùng da xung quanh. Để khắc phục điểm yếu trên, biện pháp điều trị gây xơ tĩnh mạch (sclerotherapy) sẽ dùng một chất gây xơ tiêm vào cấu trúc tĩnh mạch giãn trên da để thuốc sẽ đẩy đi những vùng khác giúp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, tiêm xơ cũng có thể gây thoát thuốc ra ngoài lòng mạch nên phải được thực hiện với nhân viên y tế đã được đào tạo bài bản.
___________________