Mục lục
Bệnh nhân từng phẫu thuật tuyến giáp gặp tình trạng tê chân, chuột rút đêm. Tại Dr Vein, bác sĩ chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch độ 1, chỉ định phác đồ điều trị tối ưu.
Xem chi tiết ca tư vấn của bác sĩ Dr Vein với bệnh nhân xuất hiện triệu chứng tê chân, sưng ngón chân sau phẫu thuật tuyến giáp
I/ Tê và sưng ngón chân sau phẫu thuật tuyến giáp, bác sĩ khám ra suy giãn tĩnh mạch độ 1:
1.1 Khám, tư vấn ca bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp xuất hiện triệu chứng tê và sưng ngón chân:
Bất cứ bệnh nhân nào khi đến phòng khám tĩnh mạch Dr.Vein đều sẽ được thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa mạch máu. Quá trình khám và tư vấn được thực hiện chuẩn xác, chuyên sâu đúng quy trình y khoa tránh tình trạng chẩn đoán thiếu sót, nhầm lẫn giữa suy tĩnh mạch nông thành sâu hoặc sai cấp độ bệnh.
Đặc biệt tại Dr Vein các bác sĩ luôn khai thác tiền sử bệnh lý của từng bệnh nhân để chẩn đoán loại trừ, loại bỏ các bệnh lý đi kèm có chung triệu chứng giống suy giãn tĩnh mạch như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống …. giúp xác định đúng căn nguyên bệnh từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người.
Đơn cử như trường hợp bà N.T.B.T sinh năm 1956 đến khám bệnh lý suy giãn tĩnh mạch tại Dr Vein vì các triệu chứng như tê bì, châm chích và bị chuột rút hằng đêm làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Trực tiếp thăm khám cho bà T là Ths.BS CKII Lê Kim Cao ( Bs khoa phẫu thuật mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy, hiện là là cố vấn chuyên môn tại Dr Vein).
Để đưa ra kết luận bệnh lý chính xác nhất cho các triệu chứng mà bà T đang gặp phải, Bs Lê Kim Cao đã có buổi thăm khám và trao đổi chi tiết về loạt triệu chứng và biểu hiện bệnh lý thường gặp của bà.
Trao đổi với bác sĩ Cao, bà T cho hay bà thường xuyên bị tê 2 ngón chân bên trái, khi đứng lâu hoặc ngồi lâu thấy chân rất nặng, thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm khiến bà mất ngủ và đau đớn, hiện tại chân trái nổi nhiều gân xanh.
Chia sẻ thêm với bác sĩ về các bệnh lý khác của mình, bà T cho hay đã từng phẫu thuật cắt tuyến giáp cách đây 3 năm và có uống thuốc điều trị, ngoài ra hiện tại bà còn bị loãng xương.
Sau khi lắng nghe kỹ lưỡng những vấn đề bà T chia sẻ, bác sĩ Lê Kim Cao đã giải thích rõ ràng để bà hiểu rằng, đối với những người đã phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, quá trình giải phẫu có thể làm tổn thương một phần các tuyến cận giáp, điều này dễ dẫn đến triệu chứng chuột rút và tê chân.
Triệu chứng tê ngón chân thường xuất phát từ hai nguyên nhân chính: thứ nhất là liên quan đến thần kinh (chủ yếu là bệnh lý thần kinh tọa), và thứ hai là liên quan đến hệ mạch máu (trong đó nguy hiểm nhất là tắc động mạch).
Sau phẫu thuật tuyến giáp, bà T thường xuyên xuất hiện triệu chứng tê chân, sưng ngón chân
Qua việc điều tra triệu chứng, bác sĩ nhận thấy tình trạng tê chân của bà T không đến từ hai vấn đề nêu trên. Sau khi chẩn đoán loại trừ, bác sĩ xác định nguyên nhân tê ngón chân của bà T là do tiền sử phẫu thuật tuyến giáp.
1.2 Siêu âm chẩn đoán bệnh lý:
Bác sĩ Lê Kim Cao chỉ định bệnh nhân tiến hành siêu âm mạch máu chuyên sâu ở tư thế đứng để kiểm tra xem hệ tĩnh mạch của bà T có suy hay không, nếu có thì suy ở mức độ nào, bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ xem xét luôn hệ động mạch cho bà T. Dựa trên kết quả siêu âm, nhận định bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra được hướng điều trị phù hợp giúp cải thiện tối đa các triệu chứng mà bà T chia sẻ khi đến khám.
Kết quả siêu âm cho thấy hệ thống tĩnh mạch của bà T không có dấu hiệu suy nặng, không xuất hiện dòng trào ngược cũng như không phát hiện huyết khối. Bác sĩ kết luận, Bà T hiện suy giãn tĩnh mạch độ 1.
II/ Suy giãn tĩnh mạch độ 1 sau phẫu thuật tuyến giáp: Giải pháp điều trị tại Dr Vein
Đối với trường hợp bệnh suy giãn tĩnh mạch độ 1 với bệnh nhân từng phẫu thuật tuyến giáp như bà T, Ths.Bs Lê Kim Cao tư vấn phác đồ điều trị theo hướng nội khoa và bảo tồn. Có nghĩa là bệnh nhân chỉ cần tuân thủ các phương pháp như mang vớ gối áp lực 1 thường xuyên ( đeo khi đứng lâu ngồi lâu, làm việc nhiều, chủ yếu ban ngày).
Giữ cân nặng ổn định, tránh tăng cân quá nhanh. Chế độ ăn nên chú ý nhiều rau xanh, trái cây.
Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe
Tránh các động tác như ngồi xổm, bắt chéo chân, đi giày cao gót gây áp lực lên hệ thống tĩnh mạch.
Để điều trị suy giãn tĩnh mạch độ 1, bác sĩ Lê Kim Cao cho biết bệnh nhân chỉ cần tuân thủ thực hiện các yêu cầu trên, không cần uống thuốc.
Suy giãn tĩnh mạch có 7 cấp độ từ C0-C6, trong đó suy giãn tĩnh mạch độ 1 là trường hợp bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch mạng nhện hoặc dạng lưới có đường kính < 3mm.
Với người bị suy giãn tĩnh mạch độ 1 nhận thấy các gân xanh, tím nổi trên chân ảnh hưởng thẩm mỹ, nếu có nhu cầu điều trị thì phương pháp tiêm xơ hoặc laser xung dài (laser bề mặt) được cho là phù hợp nhất hiện nay.
Trong những năm gần đây, để tăng tỷ lệ hài lòng và hiệu quả thẩm mỹ trong điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nông độ 1, nhiều chuyên gia đã giới thiệu về ứng dụng công nghệ SCLASER (sclerotherapy + Laser xung dài) vì hiệu quả cải thiện rõ rệt hơn so với tiêm xơ hay laser xung dài đơn thuần.
>> Xem thêm bài viết: SCLASER điều trị đồng thời tĩnh mạch lưới và mạng nhện
Hiện nay, nhiều bệnh nhân thường chờ đến khi chân xuất hiện các triệu chứng như nóng, tê, đau, nhức, hay nổi búi to mới đi thăm khám. Tuy nhiên, suy giãn tĩnh mạch độ 1 với những biểu hiện như giãn tĩnh mạch mạng nhện hoặc dạng lưới, là giai đoạn dễ điều trị nhất. Tại Dr Vein, chúng tôi khuyến khích bệnh nhân nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả tình trạng suy giãn tĩnh mạch, tránh để bệnh phát triển nặng hơn. Đừng để đến khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng mới tìm kiếm giải pháp, hãy đến với Dr Vein để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho đôi chân của bạn.