Tiêm xơ là gì?
Liệu pháp tiêm xơ ( sclerotherapy) là phương pháp tiêm dung dịch gây xơ trực tiếp vào lòng tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch bị xẹp và đóng lại, buộc máu chảy qua các tĩnh mạch khỏe mạnh hơn. Sau khi tiêm xơ, các tĩnh mạch được điều trị có xu hướng mờ dần trong vòng vài tuần. Trong vài tháng, cơ thể sẽ loại bỏ tĩnh mạch chết, chỉ để lại một chút mô sẹo.
Thuật ngữ “tiêm xơ” (Sclerotherapy) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: “scleros” (xơ cứng) và “therapeia” (liệu pháp điều trị).
Tiêm xơ điều trị cấp độ suy giãn tĩnh mạch nào?
Liệu pháp tiêm xơ được khuyên dùng để điều trị suy giãn tĩnh mạch nông độ 1, đặc biệt là tĩnh mạch dạng lưới (đường kính từ 1-3mm). Đây là phạm vi lý tưởng để kim có thể đi qua da đến lòng tĩnh mạch. Đối với các mạch máu nhỏ dưới 1mm và đặc biệt dưới 0.5mm, thường sẽ dùng Laser xung dài tác động từ bên ngoài lên thẳng bề mặt da để làm teo xơ mạch máu nhỏ (chủ yếu dựa vào hiệu ứng quang đông của laser)
Các bước điều trị bằng Tiêm xơ

02. Gây kích ứng thành tĩnh mạch

03. Lòng tĩnh mạch co lại

04. Nén ép giúp đóng tĩnh mạch
Ưu điểm của Tiêm Xơ
Tiêm xơ là một kỹ thuật điều trị ít xâm lấn, mang lại nhiều lợi ích so với phẫu thuật tước bỏ tĩnh mạch truyền thống. Tiêm xơ đem lại nhiều hiệu quả như:
- Ít xâm lấn: Không cần phẫu thuật.
- Nhanh chóng: Thủ thuật chỉ mất khoảng 15-30 phút.
- Hiệu quả cao: Tỷ lệ thành công lên đến 90%.
- Phục hồi nhanh: Bệnh nhân có thể đi lại ngay sau khi thực hiện thủ thuật.
- Ít biến chứng: An toàn hơn so với các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch
- Hiệu quả với tĩnh mạch dạng lưới
Đồng thời thủ thuật này cũng có thể cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh giãn tĩnh mạch mà bệnh nhân đang mắc phải (giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị suy yếu, khiến máu khó lưu thông trở về tim) bao gồm:
- Đau nhức
- Sưng tấy
- Nóng ran
- Chuột rút vào ban đêm
Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch này tránh được nhu cầu phẫu thuật tước bỏ tĩnh mạch giãn và đã phát triển trong 20 năm qua để trở thành một kỹ thuật được cải tiến rất nhiều, nhờ những tiến bộ công nghệ trong siêu âm y tế. Thủ thuật tiêm xơ bọt không cần nằm viện và thời gian phục hồi là tối thiểu. Tuy nhiên, bệnh nhân cần mang vớ tĩnh mạch và đi bộ hàng ngày để thúc đẩy lưu thông máu và ngăn ngừa hiện tượng huyết khối tĩnh mạch nông.
Các chuyên gia cho biết, đối với những bệnh nhân đang trong giai đoạn mang thai hoặc đang cho con bú, tốt nhất nên chờ hết giai đoạn này hãy thực hiện liệu pháp tiêm xơ.

Cải thiện thẩm mỹ ngay lập tức

Ít xâm lấn, không cần phẫu thuật

Thực hiện nhanh (15-30 phút)

Tối ưu cho tĩnh mạch dạng lưới
Biến chứng có thể gặp khi điều trị bằng Tiêm Xơ
Điều trị tiêm xơ thường có ít biến chứng nghiêm trọng. Một số tác dụng phụ nhẹ thường gặp khi tiêm xơ bao gồm:
- Bầm tím.
- Nổi mẩn đỏ, hay gọi là nổi mề đay.
- Vết loét da nhỏ.
- Da sẫm màu.
- Nhiều mạch máu nhỏ màu đỏ.
Những tác dụng phụ này thường biến mất trong vòng vài ngày đến vài tuần. Một số có thể mất vài tháng hoặc lâu hơn mới hết hoàn toàn.
Bác sĩ Phan Duy Kiên chia sẻ một số tác dụng phụ hoặc biến chứng có thể xuất hiện sau khi tiêm xơ, bao gồm:
- Đau tại vùng tiêm: Có thể xuất hiện cảm giác đau ở mức độ vừa phải khi chạm vào tĩnh mạch vừa điều trị và có thể chạy dọc theo đường tĩnh mạch. Tuy nhiên đây chỉ là cảm giác tạm thời, sẽ nhanh chóng biến mất.
- Tăng sắc tố tạm thời: khoảng 15% bệnh nhân trải qua liệu pháp xơ cứng nhận thấy sự đổi màu trên da (vệt màu nâu nhạt) sau điều trị, và thường mờ dần sau đó từ 4 đến 12 tháng. Một số trường hợp có thể tồn tại trong nhiều năm.
- Bỏng hoặc loét da: nếu không được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu nhiều kinh nghiệm, trong quá trình tiêm xơ có thể gây thoát thuốc vào mô xung quanh tĩnh mạch, gây bỏng từ đó tạo ra vết phồng rộp có thể vỡ ra thành vết loét.
- Hiện tượng Refill: Đây là hiện tượng phổ biến, tỷ lệ xảy ra từ 20-40% sau khi bệnh nhân được chữa trị bằng tiêm xơ đơn thuần. Hiện tượng này là tình trạng các tĩnh mạch sẽ lại đầy và tái hiện.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: là tình trạng hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch sâu – một trong những nguyên nhân chính gây thuyên tắc mạch phổi (PE). Tiêm xơ chống chỉ định đối với bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu vì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Việc siêu âm, chẩn đoán trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu (thay vì kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng như một số thẩm mỹ, phòng khám) là vô cùng quan trọng tại phòng khám Dr.Vein. Đây là bước giúp xác định chính xác nguyên nhân gốc rễ và các nguy cơ tiềm ẩn để có chiến lược điều trị hiệu quả nhất, giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm.
Cách chăm sóc sau thực hiện tiêm xơ
Lưu ý sau khi thực hiện liệu pháp tiêm xơ :
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong vòng 2-4 tuần.
- Tránh các hoạt động nặng và gây căng thẳng trong vòng 24-48 giờ.
- Uống nhiều nước để giúp giảm bầm tím và sưng tấy.
- Tránh tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong nước nóng.
- Liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào
Bệnh nhân có thể đứng dậy và đi lại ngay sau khi thủ thuật tiêm xơ kết thúc. Đi bộ và vận động giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
Mang vớ giãn tĩnh mạch hoặc dùng liệu pháp nén ép – thường trong khoảng hai tuần – sẽ giúp tăng áp lực lên các tĩnh mạch, hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn. Không nên cạo lông chân hoặc bôi kem dưỡng da lên đó cho đến khi vết thương lành lại.
Hầu hết mọi người trở lại hoạt động bình thường trong ngày hôm đó mà không cần phải nghỉ dưỡng. Bác sĩ điều trị khuyên người bệnh nên tránh các bài tập thể dục nặng trong hai tuần sau khi thực hiện thủ thuật tiêm xơ.
Ngoài ra, không nên để vùng da được điều trị tiêm xơ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong hai tuần. Tốt nhất nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30+ để bảo vệ da vùng này. Việc tiếp xúc ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến các vết thâm sạm trên da, đặc biệt đối với những người có làn da sẫm màu.