Mục lục
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một bệnh lý gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh có thể gây viêm loét chân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để có thể hiểu rõ hơn huyết khối tĩnh mạch là gì, cũng như hội chứng hậu huyết khối tĩnh mạch, người đọc có thể theo dõi qua bài viết sau.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là tình trạng hình thành cục máu đông (huyết khối) bên trong các tĩnh mạch sâu của cơ thể, thường gặp nhất ở chân, đùi hoặc xương chậu. Cục máu đông này cản trở dòng máu lưu thông về tim, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Trong đó, huyết khối tĩnh mạch sâu là nguyên nhân chính gây thuyên tắc mạch phổi, đồng thời dẫn đến tổn thương nội mạc hoặc làm rối loạn chức năng. Theo thống kê, cứ 1.000 người lớn thì có khoảng 1 – 3 người mắc huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi tại Hoa Kỳ. Có tới 300.000 người tử vong mỗi năm, phổ biến nhất là ở những người trên 60 tuổi và thanh thiếu niên.
Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu
Có nhiều nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu, trong đó có 3 yếu tố chính bao gồm ứ trệ tuần hoàn, tổn thương thành mạch và tăng đông máu đã góp phần tăng nguy cơ hình thành huyết khối. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:
- Tuổi tác: Nguy cơ tăng theo tuổi nhất là những người sau 40.
- Phẫu thuật: Các ca phẫu thuật do gãy xương, vùng bụng hoặc chậu.
- Ung thư: Một số loại ung thư có thể làm tăng nguy cơ.
- Béo phì: Người béo phì có chỉ số khối cơ thể từ 30 BMI trở lên.
- Mang thai: Đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ.
- Không di chuyển trong thời gian dài: Chẳng hạn như ngồi lâu trên ô tô, xe tải, xe buýt, tàu hỏa hoặc máy bay
- Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone thay thế: Tăng nguy cơ đông máu.
- Một số bệnh lý khác: Suy tim, bệnh phổi mãn tính, viêm tĩnh mạch.
- Di truyền: Tiền sử gia đình có người mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu.
Triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu
Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu là một bệnh lý nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Theo thống kê, có tới 30% số người bị huyết khối tĩnh mạch sâu không có triệu chứng rõ ràng, nhưng dưới đây là một số triệu chứng điển hình bao gồm:
- Cảm giác đau nhức, thường ở bắp chân hoặc đùi. Đau có thể tăng lên khi đi lại hoặc đứng.
- Chân bị sưng, đặc biệt là ở mắt cá chân và cẳng chân.
- Vùng da bị ảnh hưởng có thể đỏ và ấm hơn so với vùng da xung quanh.
- Các tĩnh mạch gần bề mặt da có thể lớn hơn bình thường.
- Các triệu chứng của thuyên tắc phổi: đau ngực, khó thở, tụt huyết áp, ho ra máu, ngất xỉu…đây chính là biểu hiện khi huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra biến chứng thuyên tắc phổi.
Biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu
Nếu không được điều trị kịp thời, huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như sau:
- Thuyên tắc phổi: Thuyên tắc phổi (PE) xảy ra khi một phần cục máu đông, được gọi là cục thuyên tắc, tách ra khỏi tĩnh mạch. Nó đi đến phổi và cắt đứt lưu lượng máu. Đây là một biến chứng rất nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng. Khoảng 1/10 người bị huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ bị thuyên tắc phổi. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn nhiều vì một số người không có triệu chứng và không được chẩn đoán.
- Suy tĩnh mạch mãn tính: Điều này có thể xảy ra sau khi bị huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân. Đây là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi các van tĩnh mạch không hoạt động tốt, khiến máu khó khăn trong việc lưu thông trở lại tim. Điều này dẫn đến máu ứ đọng lại ở chân, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và các biến chứng nguy hiểm.
- Hội chứng hậu huyết khối: Hội chứng hậu huyết khối là tình trạng có thể xảy ra với những người đã bị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) ở chân. Tình trạng này có thể gây đau mãn tính, sưng và các triệu chứng khác ở chân. Ngoài ra, còn đi kèm các triệu chứng như lở loét nếu tình trạng này không được điều trị sớm.
Hội chứng hậu huyết khối có gây nguy hiểm không?
Hội chứng hậu huyết khối thật sự gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Theo phân tích, hội chứng hậu huyết khối chính là một biến chứng của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Ngay cả khi điều trị DVT thành công, cục máu đông vẫn có thể gây tổn thương lâu dài cho tĩnh mạch. Tổn thương này ngăn cản các tĩnh mạch hoạt động tốt như bình thường.
Kết quả cho ra, máu sẽ ứ đọng sâu trong tĩnh mạch. Sự ứ đọng máu này sẽ làm tăng áp lực tĩnh mạch và gây ra các triệu chứng như đau, sưng nhức chân và có thể đi kèm những vết loét nghiêm trọng. Một số người gặp các triệu chứng nhẹ, trong khi những người khác có thể bị các triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày.
Đây là một trường hợp điển hình của bệnh nhân nam (52 tuổi), bị loét chân được hơn 20 năm và đã từng điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Cảm thấy chân ngày một loét nặng hơn, anh đã tìm đến phòng khám chuyên sâu điều trị suy giãn tĩnh mạch Dr.Vein để được nghe bác sĩ thăm khám và chẩn đoán cụ thể.
Tại đây, anh đã kể lại triệu chứng mà bản thân đang mắc phải và được bác sĩ Kiên kết luận là bị loét tĩnh mạch mạn tính do biến chứng hậu huyết khối. Tình trạng này có thể phá hủy các van, từ đó gây ra sự trào ngược và ứ đọng máu ở phần thấp cơ thể. Hậu quả nặng nề nhất chân bị loét, đây cũng là nguyên nhân khiến cho ca phẫu thuật ghép da trước đó không thành công do da bị bung.
Các chuyên gia phân tích, loét tĩnh mạch do huyết khối tĩnh mạch sâu thường chiếm 70 – 80% ở các trường hợp bị loét chân mãn tính. Về lâu về dài, tình trạng rối loạn chuyển hóa tại chỗ sẽ hình thành nên các vết lở loét, vừa gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Chính vì vậy, việc xác định đúng nguyên nhân gốc rễ là điều rất quan trọng để giúp điều trị bệnh thành công.
Phương pháp điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu
Căn cứ vào tình trạng loét tĩnh mạch mạn tính do biến chứng hậu huyết khối của bệnh nhân nam (52 tuổi), bác sĩ có đề xuất các phương pháp điều trị như sau:
- Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc kháng đông để ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của huyết khối. Đồng thời, thuốc còn giúp phòng ngừa sự hình thành của cục máu đông mới, người bệnh nên dùng theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Điều trị bằng liệu pháp nén ép và thay băng: Liệu pháp nén là phương pháp điều trị chính cho hội chứng sau huyết khối. Phương pháp này giúp tăng lưu lượng máu trong tĩnh mạch và làm giảm các triệu chứng. Theo đó, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân mang vớ nén thường xuyên. Vớ sẽ ép chặt cơ bắp chân để cải thiện lưu lượng máu trong tĩnh mạch. Chúng phải tạo cảm giác vừa vặn nhưng không gây đau.
Nhìn chung, huyết khối tĩnh mạch sâu là bệnh lý cần phải điều trị nhanh chóng để tránh phát sinh các biến chứng hậu huyết khối tĩnh mạch về sau. Do đó, những ai đang bị tình trạng này thì hãy đến ngay phòng khám Dr.Vein để được bác sĩ chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Áp dụng phương pháp điều trị hợp lý cơn đau nhức ở chân sẽ không còn là vấn đề đáng lo trong tương lai nữa.
Nguồn tham khảo
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16911-deep-vein-thrombosis-dvt
https://www.saintlukeskc.org/health-library/complications-deep-vein-thrombosis