fbpx

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là nỗi lo chung của rất nhiều phụ nữ khi chuẩn bị làm mẹ. Sự thay đổi thất thường này có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của thai phụ dẫn đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch khi mang thai, người đọc có thể tìm hiểu qua bài viết sau đây.

image

Text thumb: Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai 

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là hiện tượng thường xuất hiện trong thai kỳ đối với nhiều người phụ nữ. Theo đó, các tĩnh mạch giãn sẽ sưng lên bất thường, chằng chịt, gồ ghề dưới làn da. Khi nhìn bằng mắt thường, những đường tĩnh mạch này sẽ có màu xanh, đỏ hoặc tím và có thể xuất hiện ở các vị trí như bắp chân, mắt cá chân và âm hộ.

Theo chuyên gia phân tích, ở lần mang thai đầu tiên phụ nữ sẽ bị suy giãn tĩnh mạch nhẹ hơn những người đã từng sinh đẻ khá nhiều trước đó. Đặc biệt, với người đã từng bị suy giãn tĩnh mạch thì tình trạng này còn diễn biến nặng nề hơn. Đi kèm với sự xuất hiện của những đường gân xanh nổi chằng chịt, thai phụ sẽ có cảm giác nặng nề, đau nhức ở chân.

Nếu mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch trong lúc mang thai thì nguy cơ mắc phải huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) cũng rất cao. Trong trường hợp người bệnh đã có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu vì nhiều lý do khác nhau, bạn nên đi khám tại Dr.Vein để bác sĩ tư vấn và đưa ra biện pháp ngăn ngừa. Điều này sẽ đảm bảo ổn định sức khỏe về mặt tinh thần trong lúc mang thai, đồng thời bảo vệ được thai nhi trong bụng.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch khi mang thai

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là một tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ thai phụ nào. Bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng đau nhức, chân bị chuột rút, tê mỏi và các đường gân cũng nổi lên chằng chịt trên bề mặt da. Dưới đây là các nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch cho mẹ bầu bao gồm:

  • Thay đổi nội tiết tố: Nồng độ hormone progesterone tăng cao trong quá trình mang thai có tác dụng làm giãn các mạch máu, bao gồm cả tĩnh mạch. Điều này khiến các tĩnh mạch, đặc biệt là ở chân, trở nên giãn nở và dễ bị suy yếu.
  • Tăng lượng máu: Khi mang thai, cơ thể sản xuất nhiều máu hơn để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này làm tăng áp lực lên hệ thống tuần hoàn, đặc biệt là ở các tĩnh mạch chân.
  • Tử cung chèn ép: Khi thai nhi lớn dần, tử cung sẽ chèn ép vào các tĩnh mạch lớn trong ổ bụng. Từ đó, gây cản trở lưu thông máu đến vùng chậu và làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở chân.
  • Chế độ ăn uống: Việc ăn thực phẩm chứa nhiều natri hoặc không bổ sung đủ chất xơ, nước uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch và gây ra bệnh táo bón.
  • Ít vận động: Nếu mẹ bầu hạn chế vận động do sợ động thai hoặc ngồi, đứng quá lâu trong một thời gian dài cũng sẽ làm giảm lưu thông máu và tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị suy giãn tĩnh mạch, nguy cơ bạn mắc phải tình trạng này khi mang thai sẽ cao hơn.
image 1

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch khi mang thai

Giãn tĩnh mạch xuất hiện ở giai đoạn nào của thai kỳ?

Giãn tĩnh mạch ở mẹ bầu có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, tuy nhiên tình trạng này thường không xuất hiện cho đến kỳ tam cá nguyệt thứ hai (tháng thứ 3 hoặc thứ 4 của thai kỳ). Hơn nữa, bệnh còn có xu hướng trở nặng hơn khi ngày dự sinh của bạn đến gần. 

Điều này xảy ra do áp lực tăng lên ở tử cung đang phát triển, nó sẽ gây ra hiện tượng chèn ép lên các tĩnh mạch vùng chậu, làm gián đoạn quá trình lưu thông máu trong các tĩnh mạch chân của các bà mẹ. Trong đó, giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện nhiều ở chân và mắt cá chân vì những vùng này chịu áp lực lớn nhất khi đứng và đi bộ. 

Theo ước tính, nguy cơ bị giãn tĩnh mạch ở vùng sinh dục trong thời kỳ mang thai xảy ra khoảng 8%. Khi mang thai, lượng máu chảy đến vùng xương chậu sẽ nhiều hơn, nhưng nếu lượng máu chảy từ phần dưới cơ thể đến tim chậm hơn, máu có thể bị ứ đọng ở âm hộ. Tình trạng này có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy xung quanh âm hộ, khó khăn khi quan hệ.

Cách điều trị giãn tĩnh mạch khi mang thai

Dù rằng tình trạng suy giãn tĩnh mạch khi mang thai thường có thể tự khỏi sau khi sinh, tuy nhiên, để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Các thai phụ có thể tham khảo các phương pháp điều trị như sau:

1. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc:

  • Vận động nhẹ nhàng: Để tăng cường sức khỏe cho bản thân và khiến cho việc sinh em bé diễn ra dễ dàng, thai phụ nên dành ít thời gian để đi bộ, bơi lội, tập các bài tập dành cho bà bầu nhằm giúp tăng cường tuần hoàn máu.
  • Nâng cao chân: Mỗi tối trước khi ngủ, phụ nữ mang thai nên nâng chân lên cao khi nghỉ ngơi để giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Mặc quần áo thoải mái: Mẹ bầu nên mặc đồ có chất liệu thoải mái, tránh mặc quần áo quá chật, đặc biệt là ở vùng bụng và chân. Ngoài ra, bạn có thể chọn đồ dễ thấm hút mồ hôi thì tốt hơn.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh lên vùng chân bị sưng có thể giúp giảm đau và giảm sưng.
  • Sử dụng vớ y khoa: Vớ y khoa sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm áp lực lên tĩnh mạch. Nên chọn loại tất 20 – 30 mmHg để tránh gây ra cảm giác khó chịu.
  • Thay đổi tư thế thường xuyên: Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ. Không nên bắt chéo chân khi ngồi, thỉnh thoảng nhấc chân lên để máu lưu thông về tim dễ dàng.
image

Điều trị giãn tĩnh mạch khi mang thai – Mang vớ y khoa

2. Điều trị bằng thuốc

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm sưng và đau cho thai phụ khi bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc và liều lượng dùng như thế nào là hợp lý sẽ được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng.

3. Điều trị ngoại khoa

Sau khi sinh xong, nếu tình trạng giãn tĩnh mạch của thai phụ không khỏi mà các triệu chứng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Lúc này, bạn nên cân nhắc đến việc điều trị ngoại khoa. Khi đó, tùy thuộc vào mức độ mà bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị xâm lấn như là tiêm xơ, phẫu thuật hoặc loại bỏ tĩnh mạch bằng laser nội mạch.

Khi nào bà bầu cần đi khám suy giãn tĩnh mạch

Phụ nữ đang trong quá trình mang thai cần đến phòng khám tĩnh mạch Dr.Vein ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường như sau:

  • Chân sưng phù: Đặc biệt là ở mắt cá chân và bàn chân.
  • Đau nhức chân: Cảm giác nặng nề, mỏi, đau nhức ở chân, đặc biệt khi đứng hoặc ngồi lâu.
  • Xuất hiện các đường gân xanh: Các tĩnh mạch bị giãn nổi lên rõ rệt dưới da, thường có màu xanh tím.
  • Cảm giác tê bì: Cảm giác tê bì ở chân.

Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ sản khoa. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi, đồng thời phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như suy giãn tĩnh mạch để đưa ra biện pháp can thiệp sớm nhất.

Nhìn chung, giãn tĩnh mạch khi mang thai không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thai phụ tuân thủ các phương pháp điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu cảm thấy chân mình đang có những dấu hiệu bất thường có thể là triệu chứng của giãn tĩnh mạch ở mẹ bầu, bạn có thể nhanh chóng đến phòng khám tĩnh mạch Dr.Vein để bác sĩ chẩn đoán và chữa trị kịp thời nhé.

Nguồn tham khảo

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23331-varicose-veins-in-pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/varicose-veins

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23331-varicose-veins-in-pregnancy

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This field is required.

Bắt buộc nhập