fbpx

Siêu âm Doppler tĩnh mạch ở tư thế đứng giúp xác định chính xác giai đoạn suy giãn tĩnh mạch chân cho bệnh nhân 72 tuổi thường xuyên bị tê tay chân. 


I/ Khám, tìm nguyên nhân tê, nặng chân cho bệnh nhân 72 tuổi: Xác định cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý phổ biến, đặc biệt ở người trưởng thành và những ai làm việc trong môi trường phải đứng hoặc ngồi lâu. Một trong những triệu chứng thường gặp nhất là cảm giác tê và nặng chân. Người bệnh thường cảm thấy:

  • Tê chân: Xuất hiện khi máu lưu thông không đều, gây ra tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng các mô. Tê chân có thể xảy ra sau khi ngồi lâu hoặc khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Nặng chân: Cảm giác như chân bị kéo xuống, đặc biệt vào cuối ngày, khi máu ứ đọng nhiều hơn ở vùng chân do trọng lực.

Triệu chứng này có thể đi kèm với các dấu hiệu khác như đau nhức, chuột rút về đêm, phù chân hoặc thấy các tĩnh mạch xanh nổi rõ trên da. Nếu không được điều trị kịp thời, suy giãn tĩnh mạch có thể tiến triển nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Có một thực tế là tê và nặng chân là những triệu chứng phổ biến của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, nhưng chúng thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác có triệu chứng tương tự. Nhiều người có thể nghĩ rằng cảm giác tê chân chỉ đơn giản là do mệt mỏi hoặc làm việc quá sức, trong khi thực tế, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề về tuần hoàn máu. Bên cạnh đó, các bệnh lý như hội chứng chân không yên, bệnh tiểu đường hoặc thoái hóa đốt sống, bệnh lý thần kinh toạ cũng có thể gây ra cảm giác nặng nề và tê bì ở chân. Việc nhận diện đúng nguyên nhân gây ra triệu chứng này là rất quan trọng để có phương pháp điều trị hiệu quả, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn.

Phòng khám suy giãn tĩnh mạch Dr Vein đã tiếp nhận và khám cho nhiều bệnh nhân gặp tình trạng tê và nặng chân, đặc biệt là những trường hợp có bệnh lý khác đi kèm có triệu chứng cơ năng dễ nhầm lẫn với suy giãn tĩnh mạch chân. Chính vì vậy, sau tư vấn thăm khám lâm sàng, các bác sĩ tại Dr Vein luôn chỉ định bệnh nhân thực hiện siêu âm tĩnh mạch chuyên sâu phương pháp Doppler ở tư thế đứng. Việc thực hiện siêu âm Doppler là rất cần thiết. Phương pháp này giúp đánh giá tình trạng tuần hoàn máu ở chân, từ đó phân tích xem tê và nặng chân của bệnh nhân có phải do suy giãn tĩnh mạch hay do các bệnh lý khác. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn và thiết bị hiện đại, Dr Vein luôn giúp bệnh nhân chẩn đoán bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân đúng cấp độ để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. 

Chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chân C1: Dấu hiệu và hướng điều trị

Chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chân C1: Dấu hiệu và hướng điều trị

Đơn cử như trường hợp bệnh nhân cao tuổi N.N.G (72 tuổi, đã nghỉ hưu), đến Dr Vein thăm khám suy giãn tĩnh mạch chân thời gian trước. Trao đổi với bác sĩ về lý do thăm khám, ông G trình bày bị tê tay chân thường xuyên, đứng lâu cảm thấy chân rất nhức, nặng chân ( chủ yếu mặt sau đùi trở xuống). Trao đổi thêm với bác sĩ về tiền sử bệnh lý khác, ông G cho biết thường từng bị bệnh lý thoát vị đĩa đệm, rung nhĩ và cơn đau thắt ngực đã điều trị bằng thuốc ở bệnh viện bên ĐỨC.

Đúng với quy trình tư vấn, thăm khám suy giãn tĩnh mạch tại Dr Vein, sau quá trình thăm hỏi triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành siêu âm Doppler tĩnh mạch ở tư thế đứng tìm nguyên nhân tê, nặng chân cho bệnh nhân. 

II/ Siêu âm tĩnh mạch Doppler chẩn đoán chính xác cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân cho bệnh nhân:

Kết quả siêu âm tĩnh mạch Doppler ghi nhận: 

  • Tĩnh mạch sâu không huyết khối, động mạch có xơ vữa
  • Chân phải: Không có dòng trào ngược bệnh lý.
  • Chân trái:  Tĩnh mạch hiển lớn có dòng trào ngược đoạn cẳng chân

Bác sĩ chẩn đoán ông G bị suy giãn tĩnh mạch chân cấp độ 1. 

Siêu âm Doppler tĩnh mạch chuyên sâu là một phương pháp thăm dò không xâm lấn, cho phép đánh giá chính xác cấu trúc của tĩnh mạch và các đặc điểm huyết động. Kỹ thuật này hỗ trợ phát hiện những bất thường như huyết khối, giãn tĩnh mạch và suy van tĩnh mạch.

III/ Phác đồ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân cấp độ 1 cho bệnh nhân 72 tuổi từ bác sĩ Dr Vein:

Với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân cấp độ 1 như ông G, bác sĩ tại Dr Vein cho biết chưa cần thiết can thiệp, chỉ cần điều trị bảo tồn và tối ưu để giảm triệu chứng tê nhức chân là được. Phác đồ bác sĩ đưa ra như sau:

  • Mang vớ gối áp lực 1 khi đứng lâu, ngồi lâu, khi làm việc. 
  • Hạn chế ngồi xổm, vắt chéo chân, đứng lâu, ngồi lâu. 
  • Kiểm soát cân nặng. 
  • Chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây. 
  • Tập thể dục như đi bộ đạp xe. 

Xem thêm bài viết: Bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch chân 

  • Tập gập cổ chân tại chỗ khi ngồi lâu. 
  • Khám tim mạch theo định kỳ, nếu bị nhức đầu tê tay chân nhiều hơn thì chụp CT scan sọ não hoặc MRI, chụp mạch vành, siêu âm động mạch cảnh, siêu âm tim, xét nghiệm máu kiểm tra.
  • Tái khám tĩnh mạch sau 12 tháng.

Hầu hết bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân thường tìm đến bác sĩ khi các triệu chứng đã trở nên rõ ràng, đặc biệt là cảm giác chân tê bì, nặng nề, thậm chí đau nhức. Những dấu hiệu này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người lại có xu hướng chủ quan với các triệu chứng ban đầu như đau nhẹ hoặc nổi mạch máu dưới da. Chỉ khi tình trạng tiến triển nặng hơn và làm giảm chất lượng cuộc sống, họ mới nhận ra sự cần thiết của việc thăm khám.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc nhận diện và điều trị sớm suy giãn tĩnh mạch chân để tránh biến chứng nghiêm trọng như loét chân, viêm tĩnh mạch hay huyết khối. Nếu bạn cảm thấy chân mình có biểu hiện bất thường, đừng chờ đến khi bệnh nặng mới tìm đến bác sĩ!

Dr.Vein – Phòng khám điều trị chuyên sâu suy giãn tĩnh mạch và các bệnh lý mạch máu.
Tư vấn nhanh: 0932.19.28.82
Website: https://drvein.vn
Địa chỉ Edopi Healthcare : Số 2 Nội Khu Mỹ Toàn 2, Tân Phong, Quận 7, Hồ Chí Minh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This field is required.

Bắt buộc nhập