Bác sĩ tim mạch mắc suy giãn tĩnh mạch độ 2 đã tiêm xơ vẫn không hết đau mỏi. Đến Dr Vein thăm khám, chị được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị tối ưu.
Video bác sĩ Phan Duy Kiên tư vấn điều trị ca suy giãn tĩnh mạch độ 2 cho bác sĩ tim
I/ Bác sĩ tim bị suy giãn tĩnh mạch độ 2 tới Dr Vein thăm khám, tư vấn giải pháp điều trị:
Vừa qua các bác sĩ tại phòng khám chuyên sâu điều trị suy giãn tĩnh mạch Dr.Vein có tiếp nhận thăm khám cho trường hợp một bác sĩ chuyên khoa tim mạch mắc suy giãn tĩnh mạch độ 2, từng tiêm xơ điều trị suy giãn tĩnh mạch trước đây nhưng các triệu chứng bệnh tới nay vẫn không thuyên giảm.
Lắng nghe các chia sẻ của chị về triệu chứng bệnh, quá trình thăm khám và điều trị ngày trước cũng như các bệnh lý nền mà chị hiện đang có, các bác sĩ chuyên khoa mạch máu tại Dr Vein giúp chị chẩn đoán chính xác bệnh lý suy giãn tĩnh mạch đang ở giai đoạn nào, từ đó đưa ra phác đồ điều trị bệnh tối ưu nhằm giải quyết loạt triệu chứng khó chịu mà chị phải đối mặt hàng ngày.
Trực tiếp thăm khám cho chị là Ths.Bs Phan Duy Kiên ( Bác sĩ Chuyên khoa 2 Phẫu thuật Mạch máu, trung tâm tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy, hiện là cố vấn chuyên môn tại phòng khám tĩnh mạch chuyên sâu Dr Vein).
Trong buổi thăm khám, chia sẻ với Ths.Bs Phan Duy Kiên, chị T.T.T.P cho biết bản thân làm nghề bác sĩ, trước đây chị làm điều dưỡng, mười mấy năm làm nghề, công việc đòi hỏi phải đứng lâu, trực cấp cứu thường xuyên, có lúc xuyên đêm.
Tính chất cả 2 công việc như vậy chính là nguyên nhân khiến chị bị các triệu chứng tê chân, nhức mỏi thường xuyên, đi lại hay ngồi lâu cảm giác sẽ mỏi và nặng chân nhiều hơn, ngoài ra chị còn bị đau hai bên khớp gối, đau vùng cột sống, ban đêm lâu lâu bị chuột rút. Tối ngủ nếu kê cao chân thì thấy bớt.

Qua quá trình trao đổi, Ths.Bs Phan Duy Kiên biết được chị P còn có các bệnh lý nền đi kèm như tiểu đường, cao huyết áp, thoái hoá khớp gối. Hiện tại chị có sử dụng thuốc tiểu đường và thuốc huyết áp.
Với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, chị P cho biết trước có dùng thuốc Daflon nhưng vì chị bị dạ dày nên bỏ không dùng nữa. Chị cũng có sử dụng vớ tĩnh mạch đùi một thời gian nhưng thấy quá khó chịu nên sau đó cũng không sử dụng. Năm 2018 chị có điều trị tiêm xơ suy giãn tĩnh mạch 1 lần.
Đề cập đến việc sử dụng vớ áp lực hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch qua chia sẻ của chị P. Ths.Bs Phan Duy Kiên cho biết vấn đề mang vớ tĩnh mạch hiện nay, nếu không được tư vấn kỹ thì có khoảng 70-80% bệnh nhân đang điều trị ngoại trú bằng phương pháp này đều sẽ thất bại vì vớ tĩnh mạch nếu mang càng dài sẽ càng nóng, đặc biệt với khí hậu nhiệt đới ở nước ta, vào mùa hè sẽ cảm thấy bí bách và rất khó chịu.
II/ Bác sĩ tại Dr Vein chẩn đoán bệnh lý suy giãn tĩnh mạch độ 2, tư vấn phác đồ điều trị tối ưu:
Để có cái nhìn chi tiết và toàn diện về tình trạng bệnh lý suy giãn tĩnh mạch của chị P, bác sĩ Phan Duy Kiên chỉ định bệnh nhân tiến hành siêu âm Doppler. Phương pháp này sử dụng đầu dò di chuyển trên bề mặt da của hai chi dưới.
Qua thao tác siêu âm, bác sĩ có thể kiểm tra dòng chảy của máu trong tĩnh mạch, giúp đánh giá chức năng van tĩnh mạch, phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc theo dõi hiệu quả điều trị…
Siêu âm tĩnh mạch Doppler là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu để được chẩn đoán chuyên sâu, đưa ra kết quả chuẩn xác từ đó bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị tối ưu cho bệnh nhân.
Việc thực hiện siêu âm sai tư thế hoặc chẩn đoán không chính xác rất dễ dẫn đến các phương án điều trị không hiệu quả, dẫn đến bệnh dễ tái phát hoặc thậm chí gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Dựa vào hình ảnh thu được từ siêu âm, bác sĩ kết luận chị P bị suy tĩnh mạch độ 2 chân trái, tĩnh mạch hiển lớn ⅓ dưới đùi và cẳng chân bên trái bị suy, búi tĩnh mạch nổi rõ trên chân.
Dựa trên kết luận bệnh lý, bác sĩ Phan Duy Kiên tư vấn phác đồ điều trị tối ưu với bệnh lý suy tĩnh mạch độ 2 phía bên chân trái cho chị P, bác sĩ giải thích để chị hiểu, về mặt điều trị suy giãn tĩnh mạch, nếu bệnh nhân bị suy hết toàn bộ hệ thống tĩnh mạch hiển lớn thì khi ấy sẽ cần điều trị can thiệp với các phương pháp như laser nội mạch, sóng cao tầng hoặc keo sinh học. Tuy nhiên với trường hợp của chị, bác sĩ Phan Duy Kiên cân nhắc việc điều trị theo hướng nội khoa trước.
Về mặt chuyên môn và kinh nghiệm xử lý các ca suy giãn tĩnh mạch nhiều năm nay, bác sĩ Phan Duy Kiên cho biết bệnh nhân P dù đã từng điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng nội khoa trước đây nhưng chưa được tối ưu.
Dù bệnh nhân có được điều trị can thiệp tốt như thế nào trước đó nhưng sau khi về nhà vẫn không tuân thủ điều trị nền tảng tốt thì chắc chắn 3-5 năm sau đó, bệnh lý sẽ tái phát lại ngay.
Chính vì vậy, bác sĩ tư vấn bệnh nhân P cần tuân thủ điều trị nội khoa và bảo tồn. Tuân thủ việc mang vớ tĩnh mạch, bác sĩ chỉ định chị sử dụng vớ gối áp lực 1. Bên cạnh đó cần tránh thường xuyên mang giày cao gót, tránh các tư thế gây áp lực nhiều lên hệ thống tĩnh mạch như ngồi xổm, bắt chéo chân.
Ngoài ra bệnh nhân cần tích cực vận động với các bài tập thể dục như đi bộ, đap xe. Ăn uống lành mạnh, tránh việc tăng cân quá mức.
Bác sĩ lưu ý bệnh nhân cần tái khám sau 1 tháng để đánh giá lại triệu chứng xem có ổn định hay không, nếu nhận thấy không ổn định bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo hướng can thiệp. Đồng thời bệnh nhân cần khám thêm chuyên khoa cơ xương khớp.
III/ Những lưu ý khi điều trị suy giãn tĩnh mạch độ 2 mà bệnh nhân cần biết:
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có 7 cấp độ từ C0 đến C6. Ngoài hiện tượng giãn tĩnh mạch trên da, triệu chứng thường đi kèm bao gồm: nóng ran, tê chân, đau nhức, nặng chân, phù chân, sạm da và loét trên mắt cá trong.
Thạc sĩ – Bác sĩ chuyên khoa 2 Phan Duy Kiên cho biết trong các cấp độ của suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân thường đến khám nhiều nhất khi đang ở cấp độ 1 (giãn tĩnh mạch mạng nhện/dạng lưới) và cấp độ 2 (giãn búi to đường kính > 3mm).
Ngoài điều trị nền tảng như mang vớ giãn tĩnh mạch áp lực, tránh đứng lâu ngồi lâu, tập thể dục, can thiệp ít xâm lấn hiện nay được xem như một bước tiến trong điều trị suy giãn tĩnh mạch.
Với bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch dưới da mức độ 1 ảnh hưởng thẩm mỹ thì tiêm xơ hoặc laser xung dài (laser bề mặt) được xem là những phương pháp điều trị hiệu quả. Với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch giãn búi to (độ 2) thì can thiệp nội mạch bằng laser bước sóng dài (EVLA) được khuyến cáo với mức độ cao nhất bởi các Hiệp hội Tĩnh mạch trên thế giới (khuyến cáo mức I, bằng chứng loại A theo y học thực chứng).
Với suy giãn tĩnh mạch độ 2 nguyên nhân từ hệ thống tĩnh mạch hiển (chiếm 80% nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch nông), công nghệ laser nội mạch (EVLA) kết hợp với kỹ thuật bóc búi tĩnh mạch trong 1 thì làm tăng hiệu quả điều trị và sự hài lòng của bệnh nhân theo khuyến cáo mới nhất của ESVS 2022 (Hiệp hội tĩnh mạch châu Âu). EVLA SafeClean giúp bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị cao nhất và đảm bảo được 2 tiêu chí: An toàn và sạch búi tĩnh mạch (Safe & Clean).
>>>Xem thêm bài viết: EVLA Safeclean tối ưu điều trị ca suy giãn tĩnh mạch phức tạp từ độ 2 trở lên
Trường hợp của chị P, bác sĩ Phan Duy Kiên cho biết cần điều trị nội khoa tối ưu trước vì búi tĩnh mạch trên chân bệnh nhân hiện không nhiều, vấn đề chính khiến bệnh nhân cảm thấy phiền muộn cần thăm khám chữa trị đến từ việc nhức mỏi chân thường xuyên.
Phần tĩnh mạch suy của bệnh nhân hiện xảy ra ở ⅓ dưới đùi và cẳng chân bên trái, chính vì vậy bác sĩ Phan Duy Kiên khuyến cáo bệnh nhân cần điều trị nội khoa tối ưu trước. Sau 1 tháng áp dụng điều trị nội khoa, nếu thăm khám lại, bác sĩ nhận thấy tình trạng đau mỏi đã ổn định thì không cần can thiệp bằng laser tĩnh mạch.
Khi gặp phải các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch, dù là suy tĩnh mạch độ 2 như bệnh nhân P hay bất cứ cảm giác khó chịu nào khác, việc tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ những bác sĩ chuyên khoa mạch máu có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm là vô cùng quan trọng. T
ại Dr Vein, Ths.Bs Phan Duy Kiên không chỉ sở hữu chuyên môn vững vàng mà còn dày dạn kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch. Qua quá trình thăm khám và tư vấn, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa tối ưu dành cho mỗi một bệnh nhân. Hãy đến với Dr Vein để nhận được sự chăm sóc tận tình và chuyên nghiệp trong hành trình điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.
* Trong điều trị suy giãn tĩnh mạch bệnh nhân cần đến các tổ chức y tế chuyên sâu được bộ y tế cấp phép. Được thăm khám, chẩn đoán, siêu âm, điều trị, theo dõi trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật mạch máu có kinh nghiệm. Giúp đảm bảo mang lại kết quả điều trị lâu dài, hạn chế tái phát tại vùng điều trị hoặc diễn tiến bệnh nặng hơn theo thời gian.