Mục lục
Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, tiêm xơ 2 lần, dùng vớ hơn 10 năm không cải thiện. Bác sĩ Dr Vein phát hiện suy van tĩnh mạch chi dưới, cần can thiệp đúng cách.
Xem chi tiết video tư vấn ở clip trên
I/ Suy van tĩnh mạch chi dưới là gì? Nguyên nhân và triệu chứng:
-
Bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới là bệnh gì?
Suy van tĩnh mạch chi dưới là tình trạng các van trong tĩnh mạch ở chân hoạt động không hiệu quả, khiến máu không thể lưu thông về tim một cách bình thường. Thay vì di chuyển một chiều về tim, máu có thể chảy ngược lại, gây ứ đọng trong tĩnh mạch và dẫn đến các triệu chứng như đau nhức, nặng chân, phù nề, và trong những trường hợp nặng hơn, xuất hiện giãn tĩnh mạch rõ rệt dưới da.
-
Nguyên nhân, triệu chứng cụ thể của tình trạng suy van tĩnh mạch chi dưới:
2.1 Nguyên nhân gây suy van tĩnh mạch chi dưới:
- Di truyền: Nếu gia đình có người bị suy van tĩnh mạch, bạn có nguy cơ mắc cao hơn.
- Thói quen sinh hoạt: Đứng hoặc ngồi quá lâu mà không vận động thường xuyên.
- Tuổi tác: Tuổi cao làm giảm độ đàn hồi của tĩnh mạch và suy yếu các van.
- Giới tính: Phụ nữ thường có nguy cơ cao hơn do thay đổi hormone trong thai kỳ, kinh nguyệt hoặc sử dụng thuốc tránh thai.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên tĩnh mạch chân.
2.2 Triệu chứng của suy van tĩnh mạch chi dưới:
Dưới đây là các triệu chứng điển hình của tình trạng suy van tĩnh mạch chi dưới:
Triệu chứng ban đầu
- Cảm giác nặng chân: Chân cảm thấy nặng nề, đặc biệt khi đứng lâu hoặc vào cuối ngày.
- Đau âm ỉ hoặc căng tức: Thường xuất hiện ở vùng bắp chân, cơn đau giảm khi nâng cao chân.
- Phù chân: Phù nhẹ ở bàn chân hoặc mắt cá chân, thường rõ hơn vào buổi tối và giảm khi nghỉ ngơi.
Triệu chứng tiến triển
-
- Nhìn thấy tĩnh mạch nổi: Tĩnh mạch dưới da giãn to, nổi ngoằn ngoèo hoặc như mạng nhện.
- Thay đổi màu da: Vùng da xung quanh mắt cá chân có thể sậm màu, khô và dễ bong tróc.
- Chuột rút: Đau cơ co rút, đặc biệt vào ban đêm.
- Ngứa và khó chịu: Da xung quanh vùng bị suy tĩnh mạch thường ngứa và có cảm giác châm chích.
- Loét tĩnh mạch: Vết loét xuất hiện ở vùng cổ chân, lâu lành và tái phát nhiều lần. Đây là biến chứng nghiêm trọng của suy van tĩnh mạch mạn tính.
II/ Case bệnh cụ thể suy van tĩnh mạch 2 chi dưới: Dr Vein thăm khám, tư vấn phác đồ cá nhân hoá
Để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng cụ thể của suy van tĩnh mạch chi dưới, các biểu hiện bệnh lý đi kèm và phác đồ điều trị phù hợp. Cùng theo dõi ca bệnh cụ thể cho trường hợp này mà bác sĩ tại Dr Vein từng tiếp nhận thăm khám và tư vấn trước đó.
Cụ thể, bệnh nhân tên N.T.N sinh năm 1977, tới Phòng khám tĩnh mạch Dr Vein thăm khám bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, tìm giải pháp điều trị các triệu chứng khó chịu trên chân khiến cô chịu đựng suốt nhiều năm nay. Điều đáng nói, bệnh nhân đã từng thăm khám, áp dụng các phương pháp điều trị như tiêm xơ tĩnh mạch, mang vớ tĩnh mạch nhưng tới nay bệnh vẫn không có sự cải thiện, triệu chứng nặng mỏi, nóng rát chân vẫn kéo dài.
Tình trạng chân bệnh nhân khi đến Dr Vein thăm khám
Chia sẻ với bác sĩ trực tiếp thăm khám Ths.Bs CK II Phan Duy Kiên ( cố vấn chuyên môn tại Dr. Vein, hơn 10 năm kinh nghiệm công tác tại chuyên khoa mạch máu Bệnh viện Chợ Rẫy), bệnh nhân N cho biết: lòng bàn chân và các ngón chân của cô bị tê trong suốt nhiều năm, thường buổi sáng sớm, triệu chứng nặng chân và nóng rát sẽ nhiều hơn, chân trái nặng hơn chân bên phải, ngoài ra cổ chân cô cũng bị nhức, trên chân có nổi gân xanh tím. Hơn 10 năm nay cô có sử dụng vớ tĩnh mạch, tháng 4 năm 2024 có điều trị tiêm xơ tĩnh mạch 2 lần nhưng không thấy triệu chứng cải thiện.
>> Xem thêm bài viết: Bác sĩ bị suy giãn tĩnh mạch độ 2, đã tiêm xơ nhưng không hết mỏi
Qua quá trình trao đổi với bệnh nhân để nắm rõ thông tin triệu chứng bệnh cụ thể nhằm đưa ra các chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ Phan Duy Kiên chỉ định bệnh nhân tiến hành siêu âm tĩnh mạch chuyên sâu với phương pháp Doppler ở tư thế đứng.
Kết quả siêu âm tĩnh mạch hai chi dưới cho bệnh nhân ở tư thế đứng
Kết quả siêu âm tĩnh mạch hai chi dưới cho bệnh nhân ở tư thế đứng
Kết quả siêu âm tĩnh mạch hai chi dưới cho bệnh nhân ở tư thế đứng
Quá trình siêu âm, bác sĩ ghi nhận tĩnh mạch hiển lớn chân trái của bệnh nhân có dòng trào ngược > 3 giây. Tĩnh mạch hiển lớn phần dưới cẳng chân phải có dòng trào ngược.
Từ kết quả siêu âm, bác sĩ đưa ra chẩn đoán cuối cùng, bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch hiển lớn độ 2 một bên chân trái, bên chân phải còn lại bị suy giãn tĩnh mạch hiển lớn đoạn cẳng chân độ 2.
Với bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới như của bệnh nhân N, cụ thể là suy giãn tĩnh mạch hiển lớn độ 2 bên chân trái và suy giãn tĩnh mạch hiển lớn độ 2 bên chân phải, bác sĩ Phan Duy Kiên tư vấn phương pháp điều trị can thiệp với laser nhiệt nội tĩnh mạch EVLA- can thiệp tĩnh mạch hiển lớn một bên chân trái của bệnh nhân để đóng lại lòng tĩnh mạch bị suy. Riêng với suy giãn tĩnh mạch hiển lớn đoạn cẳng chân bên phải, bác sĩ chỉ định tiêm xơ tạo bọt- phương pháp tiêm xơ dưới hướng dẫn của siêu âm.
Laser EVLA trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Laser nhiệt nội tĩnh mạch EVLA, hay còn được biết đến với tên gọi Laser bước sóng dài, sử dụng năng lượng nhiệt xơ hóa ngay bên trong lòng tĩnh mạch, giúp đóng lại tĩnh mạch bị giãn. Đây là phương pháp được khuyến cáo với mức độ cao nhất bởi các Hiệp hội Tĩnh mạch trên thế giới (khuyến cáo mức I, bằng chứng loại A theo y học thực chứng), vì tính an toàn đồng thời giúp điều trị triệt để giãn búi tĩnh mạch từ độ 2 trở lên, đạt hiệu quả về mặt thẩm mỹ, không để lại sẹo.
Quy trình laser nội mạch bắt đầu bằng việc đặt Sheath (ống dẫn) để hướng sợi laser vào vị trí cần điều trị, được giám sát bằng siêu âm để đảm bảo chính xác. Sau đó, tiêm dung dịch đệm làm mát và gây tê xung quanh tĩnh mạch, giúp bảo vệ các mô xung quanh khỏi tổn thương nhiệt. Laser sẽ phát năng lượng nhiệt để làm co và đóng lại tĩnh mạch suy.
Tiêm xơ dưới hướng dẫn siêu âm
Trong khi đó, tiêm xơ tĩnh mạch dưới hướng dẫn siêu âm là phương pháp sử dụng dung dịch bọt hoặc chất lỏng để đưa vào lòng tĩnh mạch, gây co rút và xơ hóa thành mạch. Đây là giải pháp hiệu quả, đặc biệt phù hợp với các tĩnh mạch giãn nhỏ hoặc trong trường hợp suy tĩnh mạch tái phát.
Khi kết hợp với sóng cao tần, kỹ thuật tiêm xơ mang lại tỷ lệ thành công lên đến 94%. Biến chứng thường nhẹ và thoáng qua, bao gồm đau đầu, ho, hoặc rối loạn thị giác.
Trì hoãn điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm phù nề mãn tính, loét khó lành và nguy cơ nhiễm trùng cao. Việc can thiệp kịp thời không chỉ giúp kiểm soát triệu chứng mà còn nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Hiện nay, các phương pháp hiện đại như sóng cao tần, laser nội mạch và tiêm xơ đã chứng minh hiệu quả vượt trội trong điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch. Những kỹ thuật ít xâm lấn này không chỉ giảm nguy cơ biến chứng mà còn đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cao. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với phòng khám tĩnh mạch Dr. Vein để được đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn và điều trị hiệu quả.