Bệnh nhân 64 tuổi bị giãn tĩnh mạch độ 1 khiến chân đau nhức, nặng và mỏi suốt nhiều năm. Tại Dr Vein, cô được thăm khám và tư vấn điều trị với phác đồ chuyên biệt.
Xem chi tiết ca thăm khám, tư vấn cho cô khách bị suy giãn tĩnh mạch độ 1 nhiều năm: Bắn laser 12 lần + “bảo hành trọn đời”. Chân vẫn đau, nặng, mỏi
I/ 64 tuổi, giãn tĩnh mạch độ 1 kéo dài, laser nội mạch không hiệu quả sau 10 năm:
Bệnh nhân nữ 64 tuổi bị suy giãn tĩnh mạch trong nhiều năm và từng điều trị bằng laser nội mạch hơn 10 năm trước. Tuy nhiên, triệu chứng đau, nặng, mỏi chân vẫn dai dẳng. Khi đến Dr Vein, cô được các bác sĩ chuyên khoa mạch máu thăm khám kỹ lưỡng và đề xuất phác đồ điều trị phù hợp giúp giải quyết triệt để bệnh lý suy giãn tĩnh mạch đeo bám nhiều năm nay.
Cụ thể, cô V.T.N.P tìm tới phòng khám điều trị chuyên sâu suy giãn tĩnh mạch Dr.Vein để được thăm khám và tư vấn tình trạng bệnh lý suy giãn tĩnh mạch sau nhiều năm điều trị tới nay cảm giác đau nhức vẫn dai dẳng không thuyên giảm.
Đến khám tại Dr Vein, nữ bệnh nhân ngoài 60 tuổi đã có cuộc trao đổi với Ths.Bs Phan Duy Kiên (bác sĩ chuyên khoa mạch máu nhiều năm công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy, đồng thời là cố vấn chuyên môn cấp cao tại Dr Vein). Qua buổi trao đổi này, cô mới hiểu rõ nguyên nhân khiến bệnh suy giãn tĩnh mạch của mình kéo dài và không cải thiện suốt nhiều năm nay dù đã can thiệp điều trị trước đây rồi.
Cụ thể trong buổi thăm khám trực tiếp với Ths.Bs Phan Duy Kiên, trao đổi để bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý suy giãn tĩnh mạch của mình, bệnh nhân V.T.N.P cho biết, cô bị suy giãn tĩnh mạch độ 1 hơn mười mấy năm về trước, khi ấy cô có can thiệp điều trị bằng phương pháp laser nội mạch, sau điều trị bác sĩ có khuyên về nhà phải siêng mang vớ tĩnh mạch, cô đều tuân thủ áp dụng đúng những gì bác sĩ chỉ định.
Bệnh nhân P nói thêm, trong năm 2023, cô có đến một cơ sở khác để tiến hành điều trị bằng laser vì thấy các gân xanh xuất hiện nhiều hơn ở cả hai chân, ngoài ra vì nhận thấy chân nhức mỏi và đau nên cô muốn can thiệp điều trị để chấm dứt tình trạng khó chịu này. Cô được giới thiệu sử dụng gói liệu trình laser 12 lần, mỗi lần cách nhau 1 tháng, nơi điều trị cho cô vào năm ngoái còn cam kết “bảo hành trọn đời”, ấy vậy mà từ đó đến giờ các triệu chứng nhức mỏi, nặng chân trị hoài vẫn không thấy dứt.
II/ Bs tại Dr Vein chẩn đoán giãn tĩnh mạch độ 1, tư vấn phác đồ điều trị ngăn tái phát:
Sau quá trình thăm khám lâm sàng, Ths.Bs Phan Duy Kiên chỉ định bệnh nhân P tiến hành siêu âm tĩnh mạch để đánh giá tổng quan tình trạng mạch máu của bệnh nhân xem có bất thường hay có hiện tượng trào ngược nào bên trong không. Từ hình ảnh học chụp được ở khâu siêu âm cho bệnh nhân ở tư thế đứng, bác sĩ sẽ có đánh giá tổng quát để đưa ra kết luận bệnh lý chính xác nhất, dựa trên kết quả đó bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp với bệnh lý bệnh nhân đang gặp để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.


Tại Dr Vein, người bệnh sẽ được siêu âm tĩnh mạch, đánh giá huyết động học – đây là bước then chốt trong chẩn đoán lâm sàng và chiến lược điều trị
Từ kết quả siêu âm, Ths.Bs Phan Duy Kiên đánh giá hệ thống tĩnh mạch của bệnh nhân P hiện đang rất ổn, không có huyết khối, không có hiện tượng trào ngược, hệ thống tĩnh mạch sâu hoàn toàn bình thường, hệ thống tĩnh mạch nông bao gồm 2 tĩnh mạch hiển bị suy đã được can thiệp điều trị bằng laser nội mạch nhiều năm về trước, hệ thống tĩnh mạch xuyên của bệnh nhân P cũng không có tĩnh mạch suy nào.
Hiện bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch độ 1, vậy nên với tình trạng thường xuyên nhức mỏi chân hiện tại của bệnh nhân P, Ths.Bs Phan Duy Kiên khuyên bệnh nhân cần duy trì thói quen mang vớ tĩnh mạch như trước giờ.
Ths.Bs Phan Duy Kiên cho biết vớ tĩnh mạch là phương pháp điều trị nền tảng, giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm áp lực lên thành tĩnh mạch, từ đó ngăn ngừa bệnh tiến triển hoặc tái phát, thường xuyên mang vớ tĩnh mạch có tác dụng tốt hơn cả việc uống thuốc.
Bên cạnh đó bệnh nhân cần tuân thủ các phương pháp điều trị nội khoa và bảo tồn đối với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch độ 1 bao gồm:
– Thường xuyên vận động: Đi bộ, đạp xe, bơi lội rất tốt cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch.
– Ăn uống lành mạnh: Bổ sung rau xanh, trái cây vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
– Duy trì cân nặng ổn định, tránh việc tăng cân quá mức
– Hạn chế các tư thế gây áp lực lên chân như ngồi xổm, bắt chéo chân, đứng hoặc ngồi lâu một chỗ.
Bs Phan Duy Kiên nói thêm để bệnh nhân P hiểu rõ hơn về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nói chung, suy giãn tĩnh mạch độ 1 nói riêng và các nguy cơ liên quan tới bệnh khiến bệnh lý này không thể nào điều trị dứt điểm mà chỉ có thể can thiệp theo hướng bảo tồn để bệnh không tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, ngăn ngừa nguy cơ tái phát cao nhất cũng như giúp bệnh nhân giảm thiểu các triệu chứng nhức mỏi gây khó chịu.
Bs Phan Duy Kiên cho biết, phụ nữ càng có tuổi như cô P có 3 bệnh lý thường gặp nhất là: Loãng xương, thoái hoá khớp và nhóm bệnh lý thứ 3 là bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.
Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch có nhiều yếu tố nguy cơ mà người bệnh khó có thể thay đổi: tuổi tác và giới tính.
Về tuổi tác: Càng có tuổi, hệ thống động mạch có xu hướng bị xơ vữa, bị vôi hoá, hệ thống tĩnh mạch có xu hướng giãn ra và bị suy
Về nội tiết tố: Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch thường có nguy cơ xảy ra ở nữ cao gấp 3 lần so với nam giới, khi phụ nữ qua giai đoạn mãn kinh thì Estrogen trong cơ thể bắt đầu thay đổi, khi nội tiết tố thay đổi thì dẫn đến mạch máu có xu hướng giãn nỡ ra nhiều hơn.
Khi bệnh nhân có hiểu biết cơ bản về bệnh lý này sẽ có ý thức phòng ngừa bệnh để không tiến triển sang giai đoạn nặng hơn từ đó cần phải can thiệp điều trị phức tạp hơn dẫn đến tốn kém nhiều chi phí hơn.
III/ Điều trị giãn tĩnh mạch độ 1: Lý do bắn laser chưa đem lại hiệu quả lâu dài, nguyên nhân do đâu?
Suy giãn tĩnh mạch độ 1 là tình trạng dưới da sẽ xuất hiện những gân xanh đỏ dạng mạng nhện (spider) có kích thước <1mm hoặc dạng lưới (reticular) có kích thước 1-3mm…
Suy giãn tĩnh mạch độ 1 không đe dọa tính mạng; chỉ gây mất thẩm mỹ vì mạch máu nổi ngoằn ngoèo ở chân; gây phiền toái ảnh hưởng tinh thần vì cảm giác tê mỏi, châm chích như kiến bò cứ kéo từ ngày này qua ngày khác.
Không riêng gì trường hợp cô P, Ths.Bs Phan Duy Kiên cho biết nhiều bệnh nhân sau can thiệp laser nội mạch thời gian lâu vẫn còn cảm thấy chân đau nhức, Bs cho biết có 2 nguyên nhân:
- Về mặt kỹ thuật: Sau khi can thiệp 1 thời gian, sẽ có 1 số các tĩnh mạch mới được hình thành, các tĩnh mạch mới này có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng trào ngược từ đó sẽ gây ra triệu chứng đau, nhức, mỏi chân kéo dài.
- Có những bệnh lý cơ xương khớp đi kèm, thông thường bệnh lý cơ xương khớp sẽ có các biểu hiện gây đau, gây mỏi gần giống với bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, suy giãn tĩnh mạch sẽ hơi khác một chút, bệnh nhân sẽ cảm thấy mỏi và nặng chân khi đứng lâu, trong khi đó các bệnh lý thuộc về cơ xương khớp, cảm giác mỏi và đau sẽ tăng lên khi bệnh nhân vận động.
Nói thêm về việc hiện nay một số cơ sở điều trị, viện thẩm mỹ đánh vào tâm lý không hiểu biết của khách hàng, quảng cáo điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser, đánh tráo khái niệm giữa laser bề mặt và laser nội mạch, dẫn tới kết quả bệnh không thể trị dứt, khách hàng đau đầu vì mất tiền mà bệnh không khỏi.
>>Xem thêm bài viết: Laser xung dài điều trị tĩnh mạch độ 1- tĩnh mạch mạng nhện
Cho những ai chưa biết, khác với laser nội mạch – dùng năng lượng nhiệt đưa vào trong lòng tĩnh mạch để xơ hóa. Laser xung dài (hay laser thẩm mỹ, laser bề mặt) mà nhiều cơ sở đang áp dụng hiện nay chỉ giúp điều trị tổn thương mạch máu ngay trên bề mặt da, sử dụng bước sóng 1064 nm đưa năng lượng hấp thụ sâu tới lớp hạ bì.
Bác sĩ Phan Duy Kiên chia sẻ, “laser xung dài được chỉ định để điều trị suy giãn tĩnh mạch độ 1– khuyên dùng cho dạng tĩnh mạch mạng nhện. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều cơ sở thẩm mỹ và y khoa đang lạm dụng laser xung dài cho nhiều cấp độ, dẫn đến tổn thương mô, gây ra những biến chứng thường gặp như: tấy đỏ ở vùng điều trị, phồng rộp, đóng vảy, sưng tấy, đốm da hoặc thay đổi sắc tố da qua thời gian, tổn thương thần kinh dưới da. Đặc biệt, hiện tượng tái phát rất dễ xảy ra”

Sau can thiệp bằng laser, nhiều bệnh nhân thường lầm tưởng các gân xanh đỏ biến mất đồng nghĩa với việc đã hết bị suy giãn tĩnh mạch. Nhưng thực tế đó chỉ là biểu hiện bề mặt. Một số trường hợp giãn tĩnh mạch là do suy cấu trúc tĩnh mạch nằm sâu dưới da (tĩnh mạch hiển, tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch sâu). Nếu quy trình chẩn đoán thiếu sót thì siêu âm sẽ không phát hiện ra. Dẫn đến chỉ dùng laser xung dài điều trị phần ngọn, bỏ qua nguyên nhân gốc rễ khiến giãn tĩnh mạch rất dễ tái phát.
Việc tái phát sau khi điều trị giãn tĩnh mạch nguyên nhân phần lớn đến từ quá trình chẩn đoán thiếu sót, không phát hiện dòng trào ngược bệnh lý và thường bỏ quên tình trạng suy cấu trúc hệ thống tĩnh mạch ở phần sâu dưới da, dẫn đến không thể điều trị tận gốc bệnh.
Vì vậy bệnh nhân cần lưu ý tìm đến các trung tâm uy tín, thăm khám điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu giàu kinh nghiệm.
“Ngoài nguyên nhân do chẩn đoán thiếu sót, điều trị không triệt để, giãn tĩnh mạch tái phát còn đến từ việc bệnh nhân không tuân thủ điều trị, đặc biệt trong việc mang vớ tĩnh mạch“, bác sĩ Kiên nói.
Muốn điều trị suy giãn tĩnh mạch triệt để dù là giãn tĩnh mạch độ 1 hay bất cứ mức độ nào cũng như ngăn ngừa nguy cơ tái phát thì việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ là vô cùng quan trọng.
Tại Dr Vein, với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa mạch máu giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân. Dù áp dụng bất kỳ phương pháp nào, từ laser đến tiêm xơ hay can thiệp y khoa, Dr Vein luôn đảm bảo quá trình điều trị được thực hiện cẩn thận, giúp bệnh nhân thoát khỏi nỗi lo suy giãn tĩnh mạch tái phát.