fbpx

Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, bệnh lý dị dạng tĩnh mạch nói chung, dị dạng tĩnh mạch bẩm sinh nói riêng có tỷ lệ điều trị thành công khá cao nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị. 

Tư vấn, thăm khám, chẩn đoán bệnh lý dị dạng tĩnh mạch cho nam bệnh nhân trẻ tuổi: 

https://youtu.be/OKdrBhibhAE?si=roSBRDQo3ovlQyYz

Xem chi tiết ca thăm khám, tư vấn điều trị bệnh lý dị dạng tĩnh mạch cho nam bệnh nhân. 

1.1 Tư vấn, thăm khám tình trạng bệnh nhân bị dị dạng tĩnh mạch bẩm sinh:

Tìm tới phòng khám chuyên sâu điều trị suy giãn tĩnh mạch Dr.Vein, trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Duy Kiên (hiện đang công tác tại khoa Phẫu thuật mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy), nam thanh niên trẻ tuổi chia sẻ: Anh bị căn bệnh này từ nhỏ nhưng không có bất cứ cảm giác đau đớn, nhức mỏi hay khó chịu nào. Đến năm 12 tuổi, mới thấy trên chân xuất hiện những đường gân to. 

Bệnh nhân nam bị dị dạng tĩnh mạch bẩm sinh đang được thăm khám tại Dr.Vein
Bệnh nhân nam bị dị dạng tĩnh mạch bẩm sinh đang được thăm khám tại Dr.Vein

Hỏi thêm tình trạng của nam thanh niên khi đối diện với căn bệnh này, bác sĩ Phan Duy Kiên muốn biết rõ hơn về các triệu chứng mà bệnh nhân phải chịu đựng trong suốt những năm qua, bác sĩ đưa ra lần lượt các câu hỏi với nội dung cụ thể như: mỗi lần đứng lâu chân có bị nặng, cảm giác có lực trì xuống không? Nghề nghiệp hiện tại của anh là gì, công việc có yêu cầu đứng hay ngồi lâu không? Ngoài nhức mỏi, bệnh nhân có thấy các triệu chứng khác như đau lan từ lưng xuống hai chân không? Trong quá trình đi lại hoặc hoạt động co gập đầu gối có cảm nhận khớp gối đau nhiều hơn bình thường hay không? Trước khi ghé tới Dr Vein thăm khám, anh đã điều trị ở đâu chưa? Các bác sĩ có khuyên bệnh nhân nên tiến hành mổ hay can thiệp phương pháp điều trị nào không?....

Trả lời tuần tự các câu hỏi từ phía bác sĩ, bệnh nhân nam cho biết: Tình trạng dị dạng tĩnh mạch mà anh đang gặp phải trước năm 12 tuổi thì không gây ra bất cứ cảm giác khó chịu nào nhưng từ năm 12 tuổi trở đi ngoài tình trạng nổi gân to thì theo thời gian anh liên tục cảm nhận chân nhức mỏi khi đứng lâu tầm khoảng 2 phút, việc đi lại không khiến tình trạng này thuyên giảm. 

Ngoài cảm giác nhức mỏi khi đứng trong thời gian ngắn, anh cũng có các triệu chứng khác như chân tê bì, châm chích khó chịu như kiến bò trên chân vào ban tối, gây khó ngủ, mỗi lần ăn hải sản triệu chứng nhức sẽ dai dẳng và nhiều hơn so với bình thường. Anh không có cảm giác đau lan từ lưng xuống hai bên chân, hai bên chân đều nhức mỏi rất khó chịu, tuy nhiên chân phải có cảm giác đau nhức nhiều hơn chân trái. Để cải thiện triệu chứng nhức mỏi, hiện tại anh có sử dụng vớ y khoa hỗ trợ, loại vớ anh đang dùng là vớ đùi. 

Bệnh nhân chia sẻ thêm, trước khi biết tới Dr Vein và ghé tới đây tư vấn, thăm khám, anh đã có điều trị ở nơi khác, bác sĩ tiếp nhận ca bệnh của anh khi ấy có nói rằng nếu có can thiệp phẫu thuật khả năng cũng không thể cải thiện hoàn toàn bệnh lý này. 

1.2  Chỉ định siêu âm đánh giá rõ hơn tình trạng dị dạng tĩnh mạch cho nam bệnh nhân: 

Để biết rõ hơn về tình trạng dị dạng tĩnh mạch của bệnh nhân đang ở mức độ nào, các bất thường của mạch máu ra sao, bác sĩ Phan Duy Kiên chỉ định tiến hành siêu âm Doppler- sử dụng đầu dò di chuyển trên bề mặt da hai chi dưới để có đánh giá chi tiết và toàn diện hơn về tình trạng bệnh lý tĩnh mạch của nam bệnh nhân. 

Bệnh nhân bị dị dạng tĩnh mạch bẩm sinh đang được bác sĩ tại Dr.Vein siêu âm chuyên sâu.
Bệnh nhân bị dị dạng tĩnh mạch bẩm sinh đang được siêu âm chuyên sâu bởi bác sĩ Phan Duy Kiên tại Dr.Vein.

Siêu âm Doppler cung cấp thông tin động học về dòng chảy máu và chức năng của mạch máu, giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến lưu lượng máu như dòng chảy bị cản trở hoặc lưu lượng máu tăng bất thường. Ưu điểm của phương pháp siêu âm này là không xâm lấn, không dùng bức xạ, thực hiện nhanh chóng, chi phí thấp.

1.3 Chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh lý, tư vấn giải pháp điều trị bệnh lý dị dạng tĩnh mạch:

Sau quy trình siêu âm bác sĩ Phan Duy Kiên cho biết bệnh nhân nam bị dị dạng tĩnh mạch, với ca bệnh này cần phải nhập viện và thực hiện phẫu thuật. 

Quy trình điều trị sẽ được tiến hành theo các bước sau:

Đầu tiên cần tiến hành chụp MRI trước để kiểm tra mức độ lan tỏa của sự bất thường ở các mạch máu, xác định rõ liệu các mạch máu bất thường này chỉ nằm ở phần nông dưới da hay lan sâu bên trong. Đồng thời, MRI cũng giúp định vị những nhánh tĩnh mạch dị dạng, từ đó bác sĩ sẽ xác định được cụ thể bệnh lý đang tiến triển ra sao để dự kiến phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. 

MRI thường được sử dụng để phát hiện các bất thường sâu hơn hoặc phức tạp hơn ( sử dụng ảnh minh hoạ) 

Sau khi thực hiện MRI xong, bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý dị dạng tĩnh mạch của bệnh nhân. Một trong hai phương pháp có thể áp dụng là:

Một là can thiệp phẫu thuật bóc tách

Hai là sử dụng hoạt chất ethanol để tiêm vào khối tĩnh mạch dị dạng khiến chúng xẹp lại. 

2. Những điều cần biết về bệnh lý dị dạng tĩnh mạch: 

>>>> Xem thêm bài viết: Bệnh nhân nữ bị suy giãn tĩnh mạch cấp độ 2 nổi búi do yếu tố di truyền – Dr.Vein (drvein.vn)

Dị dạng tĩnh mạch là một loại bệnh lý bất thường hiếm gặp trong hệ thống mạch máu, xuất hiện từ lúc sinh ra do sự phát triển không bình thường của tĩnh mạch. Trước đây, những bất thường này được gọi là “angiomes,” u mạch máu hay u máu. Tuy nhiên, từ năm 1982, Mulliken và Glowacki đã phân loại chúng thành hai nhóm chính: u máu (do sự tăng trưởng quá mức của mạch máu bình thường) và dị dạng mạch máu (do sự phát triển bất thường của mạch máu).

Theo Hiệp hội Quốc tế về Nghiên cứu các Bất thường Mạch máu (ISSVA), dị dạng tĩnh mạch thuộc nhóm bất thường có lưu lượng dòng chảy thấp và mạng lưới tĩnh mạch bất thường. Tình trạng này thường không gây ra triệu chứng rõ rệt, và người bệnh có thể không nhận thấy điều gì bất thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dị dạng tĩnh mạch có thể trở nên nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng, do sự phát triển không đầy đủ của hệ thống tĩnh mạch trong các giai đoạn khác nhau của phôi thai.

3. Điều trị dị dạng tĩnh mạch bằng phương pháp nào?

Thông qua trường hợp bệnh nhân bị dị dạng tĩnh mạch bẩm sinh, nổi gân to trên chân từ năm 12 tuổi và các triệu chứng bất thường mà anh chịu đựng suốt thời gian qua và giải pháp điều trị bệnh lý dị dạng tĩnh mạch do Ths.Bs Phan Duy Kiên đưa ra có thể thấy:

Muốn xác định chi tiết tình trạng bệnh và các bất thường mạch máu bên trong để lập phác đồ điều trị phù hợp nhằm mang lại kết quả tối ưu nhất đối với bệnh lý dị dạng tĩnh mạch, bác sĩ chuyên khoa mạch máu cần tiến hành siêu âm kỹ càng, sau đó chỉ định chụp MRI để có được hình ảnh chi tiết của các mạch máu bên trong, thông qua hình ảnh này dễ dàng phát hiện các bất thường trong cấu trúc mạch máu và các mô xung quanh, lợi ích khi kết hợp cả hai phương pháp siêu âm Doppler và chụp MRI mang lại trong thăm khám và tư vấn điều trị chính là:

Đánh giá toàn diện: Sự kết hợp giữa siêu âm Doppler và MRI giúp cung cấp cả thông tin về chức năng (qua siêu âm Doppler) và cấu trúc chi tiết (qua MRI) của mạch máu và các mô xung quanh.

Độ chính xác cao: Việc sử dụng cả hai phương pháp có thể giúp phát hiện các vấn đề mà một phương pháp đơn lẻ có thể bỏ sót, từ đó tăng cường độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.

Sau khi thực hiện siêu âm và chụp MRI, các bác sĩ chuyên khoa mạch máu sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp dị dạng tĩnh mạch. Với bệnh nhân nam được đề cập ở trên, bác sĩ Phan Duy Kiên đã đề xuất hai phương pháp điều trị cho tình trạng dị dạng tĩnh mạch bẩm sinh chính là: 

  • Phẫu thuật bóc tách: Đây là phương pháp truyền thống, giúp loại bỏ các tĩnh mạch bị dị dạng. Quá trình phẫu thuật có thể phức tạp và đòi hỏi kỹ năng cao từ phía bác sĩ phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần thời gian hồi phục và theo dõi để đảm bảo không tái phát.
  • Can thiệp bằng cách bơm ethanol: Đây là phương pháp ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật. Bằng cách bơm ethanol vào vùng tĩnh mạch dị dạng, các tĩnh mạch này sẽ bị làm xẹp lại. Phương pháp này thường được ưa chuộng do ít gây đau đớn và thời gian hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, cần thận trọng để đảm bảo ethanol không ảnh hưởng đến các vùng mạch máu xung quanh.

Dị dạng tĩnh mạch là một loại dị dạng mạch máu thường gặp, chiếm tỷ lệ lên đến 50%. Điều trị dị dạng tĩnh mạch có nhiều phương pháp khác nhau. Để xác định đúng phương pháp điều trị giúp chấm dứt tình trạng bệnh dai dẳng, người bệnh nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa mạch máu để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Bài viết này được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Duy Kiên – chuyên gia hàng đầu về bệnh lý tĩnh mạch với nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý mạch máu. Hơn 10 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý liên quan đến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Là thành viên của nhiều tổ chức chuyên môn quốc tế và trong nước như Hội vết thương Châu Âu (EWMA), Hội bệnh lý Mạch máu Việt Nam và Hiệp hội Global – CLI (Critical Limb Ischemia), Ủy viên Ban Chấp Hành Liên chi hội điều trị vết thương TPHCM. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This field is required.

Bắt buộc nhập