Bệnh nhân nữ, có tiền sử gia đình giãn tĩnh mạch, thường thấy nặng chân khi đứng lâu buổi sáng, chân phải nổi gân xanh. Chẩn đoán tại Dr.Vein, các bác sĩ xác nhận cô bị giãn tĩnh mạch có tính di truyền mức độ C1.
Bs tại Dr.Vien thăm khám cô khách trung niên bị giãn tĩnh mạch có tính di truyền:
Trong buổi thăm khám, tư vấn giải pháp điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch tại phòng điều trị chuyên sâu suy giãn tĩnh mạch Dr.Vein, bệnh nhân Đ.T.T.V được Ths.Bs Phan Duy Kiên (cố vấn chuyên môn cấp cao tại Dr. Vein, hơn 10 năm kinh nghiệm công tác tại chuyên khoa mạch máu Bệnh viện Chợ Rẫy) trực tiếp thăm khám.
Bất cứ bệnh nhân nào đến khám suy giãn tĩnh mạch tại Dr.Vein đều được các bác sĩ tại đây trao đổi kỹ càng về tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải, các triệu chứng bệnh hiện tại cũng như trước đây, khai thác các yếu tố nguy cơ liên quan qua đó đưa ra chẩn đoán lâm sàng về bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp. Trong y khoa, đây là bước quan trọng để bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng của bệnh nhân.
Đối với trường hợp bệnh nhân Đ.T.T.V, cũng giống như các ca bệnh được bác sĩ Phan Duy Kiên tiếp nhận tư vấn trước đó, bác sĩ sẽ lần lượt đưa ra bộ câu hỏi liên quan đến tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải.
Trả lời các câu hỏi đưa ra từ phía bác sĩ Phan Duy Kiên, cô V cho biết ngoài triệu chứng chân nặng khi đứng lâu vào buổi sáng, nổi gân xanh rõ ở chân phải, bệnh nhân cảm thấy khi mang dép có cảm giác bị chật như chân đang bị phù.
Đối với tình trạng gân xanh nổi trên chân gây mất thẩm mỹ, cô thường mặc quần áo dài hoặc mang tất để che đậy. Gần đây, cô có đi thăm khám tại một bệnh viện tổng hợp, bác sĩ khám và điều trị cho cô khi ấy có kê cho cô sử dụng thuốc Daflon ( một loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị các vấn đề liên quan đến tĩnh mạch, đặc biệt là suy giãn tĩnh mạch).
Trong gia đình, mẹ cô cũng bị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, không có tình trạng nổi búi trên chân, chỉ xuất hiện các gân xanh như hình mạng nhện.
Chẩn đoán lâm sàng, tư vấn giải pháp điều trị, xử lý bệnh lý giãn tĩnh mạch có tính di truyền:
Sau quá trình trao đổi, chia sẻ và lắng nghe các triệu chứng, biểu hiện bệnh lý của bệnh nhân, bác sĩ Phan Duy Kiên chỉ định tiến hành siêu âm để xem xét hệ thống tĩnh mạch chi dưới của cô hiện có hiện tượng trào ngược hay có bất thường nào bên trong không?
Giải thích cho bệnh nhân hiểu về tác dụng của bước siêu âm mạch máu trong điều trị suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ Phan Duy Kiên cho biết trong điều trị suy giãn tĩnh mạch, các bác sĩ tại Dr.Vein sẽ yêu cầu tiến hành siêu âm hệ thống tĩnh mạch bên trong trước, hệ thống tĩnh mạch này bao gồm tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch hiển.
Khi nhận thấy không có bất cứ dòng trào ngược nào ở bên trong tĩnh mạch, các bác sĩ mới tiến hành xử lý các tĩnh mạch máu nông bởi nguyên tắc trong điều trị suy giãn tĩnh mạch cần xử lý gốc bệnh trước sau đó mới can thiệp giải quyết tới các yếu tố liên quan khác.

Sau bước siêu âm, bác sĩ Phan Duy Kiên đánh giá bệnh nhân V bị suy giãn tĩnh mạch có tính di truyền khá là rõ với các triệu chứng như chân mỏi khi đứng lâu, chân nổi gân xanh tương ứng với cấp độ C1 trong 6 cấp độ từ nhẹ đến nặng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch được phân loại theo hệ thống phân loại CEAP.
Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới mức độ C1 là trường hợp trên da xuất hiện các gân xanh đỏ dưới dạng mạng nhện (spider) nhỏ hơn 1mm hoặc dạng lưới (reticular) từ 1-3mm. Đây là giai đoạn khởi phát và nhẹ nhất của suy giãn tĩnh mạch, có thể điều trị dứt điểm 100% mà không cần phẫu thuật, ít tốn kém.
Đối với bệnh nhân Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới mức độ C1 như cô V, bác sĩ đưa ra các lời khuyên như sau:
- Thường xuyên mang vớ tĩnh mạch để phòng ngừa bệnh tái phát và trở nặng thành mức độ C2. Vớ tĩnh mạch có 2 loại, vớ đùi và vớ gối, đối với thời tiết Việt Nam, bác sĩ khuyên bệnh nhân của mình nên sử dụng loại vớ gối để cảm thấy dễ chịu.
- Nên tránh các động tác như ngồi xổm, hạn chế mang giày cao gót trong khoảng thời gian quá lâu.
- Duy trì các hoạt động như đi bộ, đạp xe, bơi lội…
- Bổ sung đầy đủ thức ăn có nhiều rau xanh và chất xơ, vitamin.
- Hạn chế tăng cân quá mức.
Riêng đối với tình trạng gân xanh nổi trên da, nếu bệnh nhân có nhu cầu can thiệp về mặt thẩm mỹ, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý như sau:
Đối với tĩnh mạch dạng lưới, phương pháp tối ưu nhất giúp can thiệp hiệu quả là liệu pháp tiêm xơ. Với liệu pháp này, ngay tại vùng tĩnh mạch cần điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng đầu kim siêu nhỏ tiêm dung dịch gây sơ trực tiếp vào mạch máu, dung dịch này gây viêm và xơ hóa thành mạch, làm cho tĩnh mạch bị giãn dần co lại và dần biến mất.
Còn đối với những vùng không thể thực hiện tiêm xơ tĩnh mạch vì mạch máu quá nhỏ, bác sĩ sẽ dùng laser bề mặt để điều trị. Cụ thể bác sĩ sẽ sử dụng năng lượng laser từ bên ngoài trực tiếp chiếu vào hệ tĩnh mạch.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, tại Mỹ và Châu Âu đã ứng dụng thành công công nghệ kép trong điều trị suy giãn tĩnh mạch nông mức độ C1, theo đó trong một lần điều trị các bác sĩ chuyên khoa mạch máu sẽ tiến hành đồng thời phương pháp tiêm xơ và can thiệp laser xung dài. Việc kết hợp 2 phương pháp trong 1 liệu trình đem lại khả năng điều trị cao hơn so với thực hiện đơn lẻ 1 phương pháp.
Các bác sĩ tại Dr.Vein sẽ tiến hành tiêm xơ tĩnh mạch
Tiếp đến các bác sĩ sẽ sử dụng laser xung dài để chiếu trực tiếp vào hệ tĩnh mạch đang bị suy giãn dưới da.
Theo bác sĩ Phan Duy Kiên, tình trạng của bệnh nhân V sẽ cần điều trị từ 2-3 đợt là sẽ cải thiện vì tĩnh mạch của bệnh nhân nằm ở vùng tương đối dễ điều trị.
>>> Xem thêm bài viết: Nguy cơ biến chứng khi điều trị suy giãn tĩnh mạch nông độ 1 trong thực trạng hiện nay
Sclaser- Bước tiến mới trong điều trị suy giãn tĩnh mạch hiện nay:
Sclaser được coi là một bước tiến lớn trong điều trị giãn tĩnh mạch, đặc biệt hiệu quả với các trường hợp suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có mức độ lan tỏa theo dạng mạng nhện hoặc dạng lưới. Theo Tạp chí Tĩnh Mạch Hoa Kỳ, Sclaser mang lại kết quả vượt trội so với tiêm xơ đơn thuần, không chỉ loại bỏ tổn thương mạch máu mà còn giảm nguy cơ tái phát và các tác dụng phụ.
Sclaser giúp giảm đáng kể tỷ lệ tái phát bệnh lý suy giãn tĩnh mạch nông nói chung và suy giãn tĩnh mạch có tính di truyền nói riêng, vốn có thể lên đến 40% khi chỉ sử dụng tiêm xơ. Phương pháp này còn mang lại cải thiện tức thì sau điều trị, liệu trình nhanh chóng và không cần thời gian nghỉ dưỡng.
Mặc dù suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nhưng nó gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân thường gặp khó khăn trong di chuyển và cảm giác khó chịu, đồng thời tình trạng tĩnh mạch nổi rõ trên chân còn gây mất thẩm mỹ, làm giảm sự tự tin.
Vì vậy, không nên xem nhẹ các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch ngay từ giai đoạn đầu. Bệnh nhân nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa mạch máu giàu kinh nghiệm, để được tư vấn, chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.