Mục lục
Nhận thấy đau chân, nặng cẳng, tê chân, bệnh nhân N.V.P đến Dr Vein khám. Bác sĩ chẩn đoán ông bị suy tĩnh mạch độ 1 và tư vấn phác đồ điều trị bảo tồn tối ưu.
Xem chi tiết ca tư vấn của bác sĩ tại Dr Vein với trường hợp này ở video trên
I/ Bệnh nhân 68 tuổi mắc đa bệnh lý đến khám, tư vấn điều trị suy giãn tĩnh mạch độ 1:
Ông N.V.P sinh năm 1956 tìm tới phòng khám tĩnh mạch chuyên sâu Dr.Vein để được thăm khám, tư vấn giải pháp điều trị dứt điểm các triệu chứng nhức mỏi, nặng chân kéo dài, giúp cải thiện đáng kể sinh hoạt và nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày
Đến khám tại Dr Vein, ông P có buổi trao đổi chi tiết các triệu chứng bệnh lý hiện gặp với Ths.Bs Phan Duy Kiên (bác sĩ chuyên khoa Phẫu thuật mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy, đồng thời là cố vấn chuyên môn tại Dr Vein) giúp bác sĩ có đánh giá tổng quan và chi tiết hơn về tình trạng hiện tại của bệnh nhân.
Thông qua các câu hỏi điều tra bệnh lý của Ths.Bs Phan Duy Kiên, ông P cho biết các triệu chứng như đau chân, nặng cẳng chân, tê chân theo ông nhiều năm nay. Mỗi lần đứng lâu khoảng 5-10 phút sẽ có cảm giác chân trì và rất nặng, đặc biệt rất đau nhức phần bắp chân. Tuy nhiên, tình trạng này giảm đi khi ông di chuyển hoặc vào buổi tối khi kê cao chân lúc ngủ.
Mặt trước và mặt sau chân bệnh nhân khi đến Dr Vein thăm khám bệnh lý suy giãn tĩnh mạch
Ngoài triệu chứng tê, mỏi và nặng chân, ông P cho biết có cảm giác các cơn đau lan tỏa từ vùng thắt lưng xuống mông và hai bên chân. Buổi sáng triệu chứng nặng và phù chân sẽ ít hơn vào buổi chiều tối trở đi.
Trao đổi với bác sĩ Kiên, ông P nói rằng thời điểm trước dịch Covid, ông có đi khám tại bệnh viện lớn và được chẩn đoán bị suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ khi ấy chỉ định ông sử dụng vớ tĩnh mạch khi về nhà. Theo lời bác sĩ, ông P có mua vớ đùi và sử dụng một thời gian, sau đó thấy các triệu chứng đau nhức giảm hẳn, ông liền chủ quan không dùng tiếp nữa.
Thời gian gần đây, nhận thấy các triệu chứng tê mỏi và nặng chân quay trở lại, ông tiếp tục sử dụng lại vớ tĩnh mạch thì thấy đỡ một phần, tuy nhiên vì thấy không an tâm và lo sợ bệnh tiến triển nặng hơn, ông tìm tới Dr Vein để thăm khám, tư vấn phác đồ điều trị tối ưu.
Trong quá trình điều tra tiền sử bệnh lý, bác sĩ Kiên ghi nhận thông tin ông P đang phải đối mặt với nhiều bệnh lý mãn tính cùng lúc như suy thận giai đoạn 3, cao huyết áp, đái tháo đường và xơ vữa động mạch.
Những bệnh lý này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể mà còn có thể làm gia tăng các triệu chứng đau nhức và khó chịu ở chân. Do đó, việc thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị suy tĩnh mạch độ 1 tối ưu phù hợp với riêng ông P cần được tiếp cận một cách toàn diện, không chỉ chú trọng vào việc cải thiện tình trạng hiện tại của ông mà còn phải đảm bảo quản lý hiệu quả các bệnh lý mãn tính không gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng khác.
II/ Bác sĩ Dr Vein tư vấn phác đồ điều trị suy tĩnh mạch độ 1 theo hướng bảo tồn:
Bệnh nhân đến Dr Vein khám và tầm soát bệnh lý suy giãn tĩnh mạch sau quá trình thăm khám, chẩn đoán lâm sàng đều được bác sĩ yêu cầu tiến hành siêu âm màu tĩnh mạch với phương pháp siêu âm Doppler ở tư thế đứng.
Phương pháp này giúp đánh giá tình trạng lưu thông của máu trong tĩnh mạch, phát hiện dòng trào ngược và xác định các vấn đề liên quan đến chức năng của hệ thống tĩnh mạch chi dưới một cách chính xác hơn, đặc biệt trong việc chẩn đoán suy tĩnh mạch.
Từ kết quả khám lâm sàng cũng như hình ảnh từ siêu âm cho thấy hệ tĩnh mạch hai chi dưới của ông P có tình trạng giãn nhưng không nhiều, van tĩnh mạch vẫn còn tốt, không có hiện tượng trào ngược, chưa có xuất hiện huyết khối tĩnh mạch.
Từ các biểu hiện trên của hệ tĩnh mạch, Ths.Bs Phan Duy Kiên kết luận ông P hiện bị suy tĩnh mạch độ 1 nên không cần thiết phải điều trị can thiệp.
Với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch độ 1, Ths.Bs Phan Duy Kiên tư vấn phác đồ điều trị theo hướng bảo tồn không xâm lấn phù hợp với bệnh nhân 68 tuổi mắc đa bệnh lý. Cụ thể bệnh nhân cần tuân thủ các phương pháp điều trị nền tảng bao gồm:
Các bác sĩ tại Dr Vein cho rằng việc duy trì mang vớ tĩnh mạch thường xuyên còn quan trọng hơn cả uống thuốc trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
- Mang vớ gối áp lực 1: Loại vớ tĩnh mạch này có đặc điểm thoáng và thoải mái, không có hạt silicon làm kích ứng da, giúp giảm bớt cảm giác nóng ran hơn hẳn so với vớ đùi.
- Thường xuyên vận động: đi bộ, đạp xe, bơi lội.
- Ăn uống lành mạnh: bổ sung rau xanh, trái cây.
- Giữ cân nặng ổn định, tránh tăng cân quá mức
- Hạn chế các tư thế gây áp lực lớn lên chân như ngồi xổm, bắt chéo chân…
>> Xem thêm bài viết: Phòng ngừa giãn tĩnh mạch- 8 cách đơn giản làm ngay tại nhà
Ths.Bs khuyên ông P rằng, do hiện tại bệnh nhân đang mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, xơ vữa động mạch và huyết áp, ông cần phải kiểm soát tốt các tình trạng này.
Cụ thể, bệnh nhân nên đo đường huyết hai lần mỗi ngày và tránh để đường huyết tăng quá cao. Ông P cũng không được tự ý ngưng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường mà bác sĩ đã chỉ định. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham vấn thêm với bác sĩ chuyên khoa nội tiết và tim mạch để được điều trị đồng thời cả hai vấn đề này.
Về bệnh lý tĩnh mạch, Bác sĩ Kiên cho biết mặc dù hệ tĩnh mạch của ông P hiện chưa có dấu hiệu suy và không có hiện tượng trào ngược nặng, nhưng đường kính tĩnh mạch vẫn giãn hơn so với người bình thường. Do đó, bệnh nhân cần tái khám định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm để bác sĩ đánh giá tình trạng hệ thống tĩnh mạch. Nếu tại thời điểm tái khám có dấu hiệu trào ngược nặng, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.
III/ Những điều cần biết về suy tĩnh mạch độ 1 và phương pháp điều trị:
Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng van tĩnh mạch suy yếu theo thời gian, dẫn đến hiện tượng trào ngược và gia tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch chi dưới. Một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất là sự xuất hiện của các tĩnh mạch có màu xanh hoặc tím đậm trên da, thường được gọi là gân xanh hay gân tím. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới được chia thành 7 cấp độ từ C0 đến C6. Trong đó, bệnh nhân thường đến khám nhiều nhất khi bị giãn tĩnh mạch độ 1 (giãn tĩnh mạch mạng nhện/dạng lưới) và cấp độ 2 (giãn búi lớn hơn 3mm).
z
Do đó, khi phát hiện có dấu hiệu nổi gân tím hoặc gân xanh, bệnh nhân nên đến các cơ sở uy tín có bác sĩ chuyên khoa mạch máu để được khám, siêu âm và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Ngoài các biện pháp điều trị cơ bản như mang vớ giãn tĩnh mạch áp lực, tránh đứng hoặc ngồi lâu và tập thể dục, can thiệp ít xâm lấn hiện nay được coi là một bước tiến trong điều trị suy giãn tĩnh mạch.
Đối với bệnh nhân bị suy tĩnh mạch độ 1 ảnh hưởng đến thẩm mỹ, các phương pháp như tiêm xơ hoặc laser xung dài (laser bề mặt) được đánh giá là hiệu quả. Tuy nhiên, một số cơ sở y tế đang lạm dụng phương pháp laser xung dài cho tất cả các cấp độ giãn tĩnh mạch chân. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, laser xung dài chỉ nên áp dụng cho điều trị suy giãn tĩnh mạch nông độ 1 dạng mạng nhện.
Vì vậy, bệnh nhân nên được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu, thực hiện khám lâm sàng kết hợp siêu âm để đánh giá huyết động hệ tĩnh mạch chi dưới ở cả tư thế đứng và nằm, nhằm đưa ra phương án điều trị tối ưu, có thể là bảo tồn hoặc can thiệp.
Thạc sĩ – Bác sĩ Phan Duy Kiên chuyên khoa II tốt nghiệp đại học Y Dược, hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú và chuyên khoa cấp 2 chuyên ngành ngoại lồng ngực – tim mạch. Có nhiều năm công tác công tác tại khoa phẫu thuật mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy đưa ra lời khuyên rằng: “Khi phát hiện có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu để có phác đồ điều trị chuẩn y khoa, xử lý từ nguyên nhân gốc rễ và tránh tái phát, giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian và chi phí”
Khi nhận thấy các triệu chứng của suy tĩnh mạch độ 1, việc thăm khám và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Tại Dr Vein, chúng tôi cam kết cung cấp các giải pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất cho bệnh nhân. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ tiến hành đánh giá tình trạng tĩnh mạch của bạn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy đến Dr Vein để được chăm sóc tốt nhất cho hệ thống tĩnh mạch của bạn!
Hồ sơ bác sĩ

CKII Phẫu thuật mạch máu – Cố vấn chuyên môn