Mục lục
Sai sót chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch C1 dẫn đến bỏng da sau bắn laser và nỗi lo tiêm xơ gây ung thư, nhấn mạnh tầm quan trọng của chẩn đoán đúng và điều trị an toàn.
Bệnh nhân C1 từng nhiều lần đi khám nhưng chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch sai, bị ép can thiệp không cần thiết
I/ Chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch C1 nhầm thành C2: Bắn laser bị bỏng
Thời gian vừa qua phòng khám tĩnh mạch chuyên sâu Dr.Vein vừa mới tiếp nhận khám, tư vấn ca bệnh bị suy giãn tĩnh mạch khá đặc biệt. Câu chuyện của chú là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai đang bị suy giãn tĩnh mạch cần tìm nơi chẩn đoán và điều trị suy giãn tĩnh mạch uy tín, có như vậy mới đảm bảo kết quả trị liệu tối ưu, ngăn ngừa tái phát cũng như hạn chế các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Theo đó, bệnh nhân T.A.N tìm đến Dr Vein để khám, tư vấn giải pháp điều trị triệu chứng mỏi, nặng chân, gân xanh tím nổi nhiều vùng khoeo. Qua thăm khám cho chú, Ths.Bs Phan Duy Kiên ( cố vấn chuyên môn tại Dr Vein, nhiều năm công tác tại chuyên khoa phẫu thuật mạch máu Bệnh viện Chợ Rẫy) ngỡ ngàng khi biết được trước khi ghé đến phòng khám tĩnh mạch chuyên sâu Dr Vein, chú đã từng thăm khám và điều trị ở 2 nơi khác nhưng không mang lại kết quả khả quan. Đã vậy việc chẩn đoán sai bệnh, dẫn tới điều trị sai cách còn khiến bệnh nhân phải gánh chịu hậu quả không mong muốn từ nơi thăm khám trước đó.
Qua lời chia sẻ của chú N mới biết, nhận thấy chân nặng và mỏi khi đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ, mỏi nhiều bên chân trái nên năm 2010chú có ghé đến một bệnh viện tại TPHCM để thăm khám.
Sau khi thực hiện siêu âm tĩnh mạch ở tư thế nằm, bác sĩ tại đây kết luận chú N bị suy tĩnh mạch sâu, chú được kê đơn sử dụng thuốc Daflon (Daflon là một loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh liên quan đến suy giãn tĩnh mạch, thuốc này có tác dụng làm giảm các triệu chứng như đau nhức, nặng chân, sưng phù, chuột rút ban đêm – những dấu hiệu điển hình của bệnh suy giãn tĩnh mạch), tuy nhiên sử dụng thuốc trong suốt 3 tháng, chú N vẫn không thấy triệu chứng bệnh được cải thiện.
Tình trạng chân bệnh nhân khi đến Dr Vein thăm khám suy giãn tĩnh mạch, mặt trước và sau chân
Gần đây, chú N đã đến một cơ sở thẩm mỹ có tiếng tại địa bàn TPHCM để khám và nhận tư vấn điều trị suy giãn tĩnh mạch. Chú N có nói, lướt xem qua các quảng cáo, biết đến bên đây là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực trị giãn tĩnh mạch nên cũng an tâm tìm đến.
Tại đây, chú được chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch cấp độ C2 và được chỉ định điều trị bằng phương pháp laser bề mặt. Khi bệnh nhân có thắc mắc về liệu pháp tiêm xơ, chuyên viên tư vấn tại đây nói rằng liệu pháp tiêm xơ có thể gây ung thư nên bệnh nhân cũng không hỏi gì thêm.
Tình trạng chân bị bỏng do bắn laser can thiệp ở nơi điều trị trước đó
Trong quá trình trải nghiệm bắn laser bề mặt điều trị suy giãn tĩnh mạch 15 phút tại nơi đây, chú N bị phỏng da vùng điều trị, không chỉ gây đau đớn mà còn mất thẩm mỹ.
Sau 2 lần thăm khám và điều trị suy giãn tĩnh mạch không mang tới kết quả như mong muốn, qua tìm hiểu và biết tới Dr Vein, chú N đến khám và nghe tư vấn giải pháp điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch hiện tại. Chia sẻ với bác sĩ Phan Duy Kiên, chú N trình bày lý do đến khám vì thấy các triệu chứng như chân mỏi và nặng khi đứng lâu, chân trái mỏi nhiều hơn chân phải, 2 bàn chân nổi nhiều gân xanh tím, vùng khoeo chân trái có nổi gân.
Để xác định chính xác cấp độ bệnh lý suy giãn tĩnh mạch mà bệnh nhân N đang gặp, từ đó đưa ra phác đồ điều trị suy giãn tĩnh mạch tối ưu nhất, Ths. Bs Phan Duy Kiên chỉ định bệnh nhân tiến hành siêu âm tĩnh mạch chuyên sâu để xem xét hệ tĩnh mạch của chú có liệu bất thường hay xuất hiện dòng trào ngược nào không.
Kết quả siêu âm Doppler tĩnh mạch hai chi dưới của bệnh nhân do bác sĩ tại Dr Vein thực hiện
Siêu âm ghi nhận chú N bị suy giãn tĩnh mạch C1. Kết quả chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch do bác sĩ tại Dr Vein đưa ra: bệnh nhân T.A.N bị suy giãn tĩnh mạch cấp độ 1 chứ không phải suy giãn tĩnh mạch cấp độ 2 như kết quả chẩn đoán từ nơi thăm khám trước đó.
>> Xem thêm bài viết: Suy giãn tĩnh mạch nông C2 do chẩn đoán sai mà điều trị mãi không hết
II/ Phác đồ điều trị tối ưu trường hợp suy giãn tĩnh mạch C1 tại Dr Vein
Từ kết quả thăm khám lâm sàng và hình ảnh từ siêu âm tĩnh mạch chuyên sâu Doppler ghi nhận được, Ths.Bs Phan Duy Kiên tư vấn phác đồ điều trị tối ưu với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch C1 cho bệnh nhân T.A.N.
Cụ thể, bệnh nhân nên điều trị theo hướng nội khoa và bảo tồn, bao gồm:
– Mang vớ gối áp lực lớp 1 khi đứng lâu, ngồi lâu hoặc khi làm việc
– Hạn chế các tư thế gây áp lực lên chân như ngồi xổm, bắt chéo chân, đứng hoặc ngồi lâu một chỗ
– Chế độ ăn uống lành mạnh, giàu rau xanh, trái cây
– Tập thể dục đều đặn, đặc biệt là các bài tập đi bộ, đạp xe
– Với tính chất công việc hiện tại phải đứng lâu 15 tiếng/ ngày, bệnh nhân cần tập gập cổ chân thường xuyên khi đứng lâu hoặc ngồi lâu 1 chỗ.
Riêng với những vùng bị nổi gân xanh, nếu bệnh nhân có nhu cầu điều trị về mặt thẩm mỹ, bác sĩ sẽ xem xét sử dụng phương pháp tiêm xơ hoặc laser bề mặt.
Tuy nhiên bệnh nhân cần quay lại Dr Vein tái khám sau 1 tháng áp dụng phương pháp điều trị nội khoa và bảo tồn để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh lý, xem xét có thể tiêm xơ vùng nổi gân xanh được không sau khi bệnh nhân đã hết bỏng.
Có thể thấy, muốn chẩn đoán và điều trị suy giãn tĩnh mạch mang lại kết quả, điều quan trọng là bệnh nhân cần tìm đến các tổ chức y tế chuyên sâu được bộ y tế cấp phép, để được các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật mạch máu có kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, chẩn đoán, siêu âm, điều trị, theo dõi. Có như vậy mới đảm bảo mang lại kết quả điều trị lâu dài, hạn chế tái phát tại vùng điều trị hoặc diễn tiến bệnh nặng hơn theo thời gian.
III/ Những điều cần biết về laser điều trị suy giãn tĩnh mạch:
Từ trường hợp của bệnh nhân Từ Anh Ngọc bị suy giãn tĩnh mạch C1, chúng ta có thể thấy hậu quả nghiêm trọng của việc thăm khám sai nơi. Bệnh nhân đã phải trải qua nhiều lần chẩn đoán sai bệnh lý, khiến 14 năm điều trị trở nên vô nghĩa. Không những thế, bệnh nhân còn bị ép buộc thực hiện những can thiệp không cần thiết, dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang.”
Đây là lời cảnh tỉnh cho những ai đã và đang đối mặt với bệnh lý phức tạp như suy giãn tĩnh mạch, cần tỉnh táo trong việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín và chuyên nghiệp để được thăm khám, chẩn đoán, siêu âm, điều trị, theo dõi trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật mạch máu có kinh nghiệm. Có như vậy mới đảm bảo mang lại kết quả điều trị lâu dài, hạn chế tái phát tại vùng điều trị hoặc diễn tiến bệnh nặng hơn theo thời gian.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới được phân chia thành 7 cấp độ từ C0 đến C6. Trong số các cấp độ này, bệnh nhân thường tìm đến khám nhiều nhất ở cấp độ 1 (giãn tĩnh mạch mạng nhện/dạng lưới: những tĩnh mạch có kích thước dưới 1mm được gọi là giãn tĩnh mạch mạng nhện (spider vein hay telangiectasia), trong khi những tĩnh mạch có kích thước từ 1 đến 3mm được gọi là dạng lưới (reticular vein)) và cấp độ 2 (giãn búi lớn > 3mm). Ngoài các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch cơ bản như sử dụng vớ giãn tĩnh mạch áp lực, tránh đứng lâu và ngồi lâu, cũng như tập thể dục, các can thiệp ít xâm lấn hiện nay được xem là bước tiến quan trọng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch.
Đối với bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch C1, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch như tiêm xơ hoặc laser xung dài (laser bề mặt) được coi là những phương pháp điều trị hiệu quả.
Hiện nay, một số cơ sở y tế đang lạm dụng phương pháp laser xung dài để điều trị suy giãn tĩnh mạch chân ở tất cả các mức độ. Tuy nhiên, theo khuyến nghị từ các chuyên gia, phương pháp này chỉ thực sự hiệu quả cho việc điều trị suy giãn tĩnh mạch nông độ 1 dạng mạng nhện. Tuy nhiên, điều trị bằng laser xung dài nếu không được thực hiện đúng chỉ định và kỹ thuật sẽ làm tổn thương mô, gây nên những biến chứng thường gặp như: Đỏ ở vùng da điều trị, phồng rộp, đóng vảy, sưng tấy, đốm, đốm, thay đổi (tăng hoặc giảm) sắc tố da qua thời gian, tổn thương thần kinh dưới da, viêm do tổn thương, tái phát…
Do đó, bệnh nhân cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu, tiến hành khám lâm sàng và thực hiện siêu âm để đánh giá huyết động hệ tĩnh mạch chi dưới ở cả tư thế đứng và nằm, nhằm tìm ra sự bất thường và xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Việc điều trị suy giãn tĩnh mạch cần phải căn cứ vào từng mức độ và tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch nông độ 1, phương pháp laser xung dài có thể mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, đối với các mức độ nặng hơn (độ 2 trở lên), cần xem xét các phương pháp điều trị khác như can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia đã khuyến nghị sử dụng công nghệ SCLASER (sclerotherapy + Laser xung dài) để nâng cao tỷ lệ hài lòng và hiệu quả thẩm mỹ trong điều trị suy giãn tĩnh mạch nông độ 1
Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia đã khuyến nghị sử dụng công nghệ SCLASER (sclerotherapy + Laser xung dài) để nâng cao tỷ lệ hài lòng và hiệu quả thẩm mỹ trong điều trị suy giãn tĩnh mạch nông độ 1. Phương pháp này cho thấy sự cải thiện rõ rệt hơn so với việc chỉ sử dụng tiêm xơ hay laser xung dài đơn thuần. Dr Vein tự hào là hệ thống tiên phong đi đầu, ứng dụng liệu pháp SCLASER trong điều trị suy giãn tĩnh mạch C1 tại Việt Nam hiện nay.
Việc áp dụng các tiêu chuẩn thăm khám, chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch và có phương pháp điều trị phù hợp dù là suy giãn tĩnh mạch C1 hay bất cứ cấp độ nào đúng theo khuyến cáo sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân, đồng thời giảm thiểu những rủi ro không cần thiết. Do đó, bệnh nhân nghi ngờ suy giãn tĩnh mạch hoặc mắc phải bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, Dr Vein chúng tôi khuyên bạn nên tìm đến các cơ sở y tế có uy tín, nơi có các bác sĩ chuyên khoa mạch máu có nhiều năm kinh nghiệm để được tư vấn và điều trị phù hợp nhất. Bệnh nhân nên được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu, khám lâm sàng kết hợp siêu âm đánh giá huyết động hệ tĩnh mạch chi dưới ở tư thế đứng và nằm, nhằm đưa ra phương án điều trị tối ưu (bảo tồn hoặc can thiệp).
Hồ sơ bác sĩ
