fbpx

Vớ giãn tĩnh mạch không chỉ giúp giảm đau mà còn hỗ trợ tuần hoàn máu. Vậy ai cần dùng và cách sử dụng thế nào? Cùng bác sĩ Dr Vein giải đáp ngay sau đây!

Giãn tĩnh mạch mang vớ y khoa giãn tĩnh mạch hay uống thuốc tốt hơn. Bác sĩ chuyên khoa mạch máu lý giải cho bệnh nhân hiểu. Xem chi tiết tại video trên

I/ Vớ y khoa giãn tĩnh mạch là gì? Công dụng nổi bật của sản phẩm

  • Vớ y khoa giãn tĩnh mạch là gì?

Vớ giãn tĩnh mạch là một loại vớ y khoa được thiết kế đặc biệt, tạo áp lực lên đôi chân nhằm hỗ trợ lưu thông máu, giảm áp lực lên các tĩnh mạch bị suy yếu. 

Loại vớ mang giãn tĩnh mạch chân này hoạt động theo cơ chế nén từ mắt cá chân đến bắp chân, giúp máu chảy ngược về tim dễ dàng hơn, từ đó giảm hiện tượng máu ứ đọng tại chân.

  • Công dụng nổi bật của vớ y khoa giãn tĩnh mạch

Ai nên dùng vớ giãn tĩnh mạch? Hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa

Hiện tượng sưng và phù chân trong suy giãn tĩnh mạch do máu trào ngược trong hệ thống tĩnh mạch chi dưới, ứ đọng ở phần cẳng bàn chân gây ra. Hiện tượng này thường thấy rõ vào buổi chiều, sau khi đứng hoặc ngồi lâu và thường cải thiện vào ban đêm khi kê chân lên cao.

Nếu hỏi công dụng nổi bật của vớ y khoa giãn tĩnh mạch là gì? Thì câu trả lời chính là giảm triệu chứng sưng phù chân do suy giãn tĩnh mạch gây ra. Vớ tĩnh mạch giống như một hệ thống nén ép từ bên ngoài vào phần cơ cẳng chân giúp đẩy máu về dễ hơn và tránh hiện tượng ứ đọng máu tĩnh mạch.

Một vài công dụng nổi bật của vớ mang giãn tĩnh mạch chân có thể kể đến bao gồm: 

  • Cải thiện tuần hoàn máu: Giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và ngăn ngừa tĩnh mạch bị giãn thêm.
  • Giảm sưng và đau nhức: Rất hữu ích cho những người phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.
  • Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch: Giúp giảm triệu chứng của bệnh và hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn khi kết hợp với các phương pháp khác.
  • Ngăn ngừa biến chứng: Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như loét da, viêm tĩnh mạch sâu do suy giãn tĩnh mạch gây ra. 

Để biết vì sao vớ y khoa giãn tĩnh mạch có các tác dụng trên, nên xem thêm bài viết: Liệu pháp nén ép (Compression therapy) trong điều trị suy giãn tĩnh mạch

II. Những đối tượng nên sử dụng vớ giãn tĩnh mạch

Vớ giãn tĩnh mạch không dành cho tất cả mọi người mà chỉ phù hợp với những đối tượng cụ thể. Dưới đây là các nhóm đối tượng nên sử dụng:

Người bị suy giãn tĩnh mạch

Ai nên dùng vớ giãn tĩnh mạch? Hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa

Đây là nhóm đối tượng chính cần sử dụng vớ giãn tĩnh mạch. Những người có triệu chứng như sưng phù chân, nặng chân, tĩnh mạch nổi rõ, hoặc đau nhức thường xuyên sẽ được bác sĩ khuyên dùng loại vớ này để hỗ trợ điều trị.

Người làm công việc đứng/ngồi lâu

Giáo viên, nhân viên văn phòng, tài xế hoặc người làm nghề đứng/ngồi lâu thường dễ bị suy giãn tĩnh mạch do máu khó lưu thông. Sử dụng vớ y khoa giãn tĩnh mạch sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Phụ nữ mang thai

Mang thai làm tăng áp lực lên tĩnh mạch, đặc biệt ở chân, khiến nhiều phụ nữ dễ mắc suy giãn tĩnh mạch. Vớ mang giãn tĩnh mạch chân giúp giảm áp lực này, bảo vệ sức khỏe đôi chân.

Người sau phẫu thuật hoặc điều trị suy giãn tĩnh mạch

Sau điều trị can thiệp, sử dụng vớ giãn tĩnh mạch sẽ hỗ trợ quá trình hồi phục, giảm đau và tăng hiệu quả điều trị.

III. Các loại vớ giãn tĩnh mạch phổ biến trên thị trường hiện nay: 

Ai nên dùng vớ giãn tĩnh mạch? Hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa

Trên thị trường hiện nay, vớ giãn tĩnh mạch được chia thành nhiều loại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng:

Phân loại theo độ nén áp lực:

  • Áp lực thấp (15-20 mmHg): Phù hợp với người phòng ngừa bệnh hoặc mới bị suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn nhẹ.
  • Áp lực trung bình (20-30 mmHg): Dành cho người có triệu chứng rõ rệt hoặc cần điều trị tích cực hơn.
  • Áp lực cao (30-40 mmHg): Sử dụng cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nặng, chỉ định bởi bác sĩ.

Phân loại theo chiều dài:

  • Vớ ngắn đến gối: Phù hợp cho người bị suy giãn tĩnh mạch ở vùng dưới đầu gối.
  • Vớ dài đến đùi: Dành cho người cần hỗ trợ toàn bộ phần chân.
  • Vớ toàn chân: Thường được sử dụng sau phẫu thuật hoặc cho người bị suy giãn tĩnh mạch nặng.

Khi chọn mua, người dùng nên dựa vào tình trạng bệnh và nhu cầu để chọn loại vớ phù hợp.

IV. Cách sử dụng vớ y khoa giãn tĩnh mạch đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất

Sử dụng vớ giãn tĩnh mạch đúng cách là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc ngăn ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch tái phát và tiến triển sang cấp độ nặng hơn. 

  • Hướng dẫn cách đeo vớ:

  • Đeo vớ vào buổi sáng, khi đứng lâu ngồi lâu hoặc khi làm việc nhiều, khi chân chưa bị sưng.
  • Lật ngược vớ từ trong ra ngoài, sau đó kéo nhẹ nhàng từ phần chân lên đến bắp chân.
  • Đảm bảo vớ không bị gấp hoặc cuộn, vì sẽ gây khó chịu và giảm hiệu quả nén áp lực.
  • Những lưu ý quan trọng khi dùng vớ mang giãn tĩnh mạch chân: 
  • Chọn kích thước phù hợp: Vớ quá chật hoặc quá rộng đều không mang lại hiệu quả.
  • Tháo vớ khi đi ngủ: Để chân được thư giãn và tránh cảm giác khó chịu.
  • Không đeo vớ khi có vết thương hở: Vớ có thể làm tình trạng tổn thương nặng hơn.
  • Cách vệ sinh và bảo quản vớ:
  • Giặt bằng tay với xà phòng nhẹ, không sử dụng nước nóng.
  • Phơi vớ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để không làm hỏng chất liệu.

V. Những lưu ý khi chọn mua vớ giãn tĩnh mạch

Để đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng cần lưu ý một số điểm sau khi chọn mua vớ giãn tĩnh mạch:

  • Chọn đúng áp lực: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn áp lực phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Đo kích thước chân: Sử dụng thước dây đo chu vi chân ở các vị trí như mắt cá, bắp chân để chọn size chuẩn.
  • Chọn thương hiệu uy tín: Nên ưu tiên các thương hiệu nổi tiếng như Medi, Sigvaris, Jobst.
  • Mua tại địa chỉ đáng tin cậy: Các nhà thuốc, bệnh viện hoặc cửa hàng y tế chuyên dụng.

VI. Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa về sử dụng vớ giãn tĩnh mạch

Theo Ths.Bs CK II Phan Duy Kiên ( cố vấn chuyên môn tại phòng khám tĩnh mạch Dr Vein, hơn 10 năm kinh nghiệm công tác tại chuyên khoa mạch máu Bệnh viện Chợ Rẫy), việc sử dụng vớ giãn tĩnh mạch đúng cách không chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh mà còn ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. 

Ai nên dùng vớ giãn tĩnh mạch? Hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa

Theo bác sĩ Kiên, vớ tĩnh mạch là phương pháp điều trị nền tảng, giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm áp lực lên thành tĩnh mạch, ngăn ngừa bệnh tiến triển hoặc tái phát. Ngoài nguyên nhân do chẩn đoán thiếu sót, tái phát còn đến từ việc bệnh nhân không tuân thủ điều trị, đặc biệt trong việc mang vớ tĩnh mạch. 

Dưới đây là hướng dẫn của bác sĩ Kiên về cách để mang vớ tĩnh mạch dễ dàng và hiệu quả:

– Chọn vớ đúng kích cỡ: bệnh nhân nên được đo đạc và tư vấn bởi bác sĩ mạch máu.

– Khuyên dùng vớ gối (đặc biệt vớ gối áp lực 1): thoáng và thoải mái, không có hạt silicon làm kích ứng da, giúp giảm bớt cảm giác nóng ran hơn hẳn so với vớ đùi.

– Vớ cao cấp dễ mang hơn: ấm và mịn hơn, mang lại cảm giác dễ chịu. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ cũng cao hơn so với vớ tiêu chuẩn. 

Thạc sĩ – Bác sĩ Phan Duy Kiên chuyên khoa II tốt nghiệp đại học Y Dược và hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú và chuyên khoa cấp 2 chuyên ngành ngoại lồng ngực – tim mạch. Có nhiều năm công tác công tác tại khoa phẫu thuật mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Về lĩnh vực mạch máu, bác sĩ Kiên đã tham gia điều trị và phẫu thuật nhiều trường hợp bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, phình động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên, hẹp động mạch cảnh. Được cấp chứng nhận chứng nhận điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng sóng cao tầng (Laser và RFA). Mỗi năm phẫu thuật hơn 1000 ca giãn tĩnh mạch từ cấp độ C0 đến C6.

Hiện bác sĩ Phan Duy Kiên là thành viên Hội nghị Mạch máu Châu Âu (ESVS), Hội nghị vết thương Châu Âu (EWMA), Thành viên Hiệp hội Global – CLI và Hội bệnh lý Mạch máu Việt Nam… Từng tu nghiệp chuyên sâu tại, Mỹ, Singapore, Úc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha… Bác sĩ Kiên là tác giả và đồng tác giả nhiều công trình khoa học về lĩnh vực mạch máu và vết thương, đồng thời còn tham gia biên soạn tài liệu giảng dạy và viết sách chăm sóc và điều trị vết thương.

Ai nên dùng vớ giãn tĩnh mạch? Hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa

Tái phát sau điều trị giãn tĩnh mạch chủ yếu xuất phát từ việc chẩn đoán chưa đầy đủ, dẫn đến bỏ sót dòng trào ngược bệnh lý và tình trạng suy cấu trúc của hệ tĩnh mạch sâu dưới da, khiến bệnh không được điều trị triệt để. Ngoài ra, tái phát còn có thể do bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị, đặc biệt là việc sử dụng vớ tĩnh mạch đúng cách.

Vớ giãn tĩnh mạch là sản phẩm phòng ngừa bệnh không thể thiếu cho những người bị suy giãn tĩnh mạch hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người dùng cần chọn mua đúng loại, sử dụng đúng cách và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ tại Dr Vein khuyên bạn khi bị suy giãn tĩnh mạch hoặc nghi ngờ có khả năng mắc bệnh, cần lưu ý tìm đến các trung tâm uy tín để được thăm khám điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa mạch máu giàu kinh nghiệm

Dr.Vein – Phòng khám điều trị chuyên sâu suy giãn tĩnh mạch và các bệnh lý mạch máu.
Tư vấn nhanh: 0932.19.28.82
Website: https://drvein.vn
Địa chỉ Edopi Healthcare : Số 2 Nội Khu Mỹ Toàn 2, Tân Phong, Quận 7, Hồ Chí Minh.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This field is required.

Bắt buộc nhập