fbpx

Loét tĩnh mạch – giai đoạn cuối của suy giãn tĩnh mạch, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân nữ 65 tuổi, loét mãn tính mắt cá trong chân trái dai dẳng 10 năm, tiền căn huyết khối tĩnh mạch sâu trên 20 năm, từng điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi.

Chia sẻ của nữ bệnh nhân bị chứng loét tĩnh mạch:

Tại phòng khám Dr.Vein, khi trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Duy Kiên (hiện đang công tác tại khoa Phẫu thuật mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy) bệnh nhân cho biết:

Bà bắt đầu xuất hiện các vết loét tĩnh mạch chân, gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại hàng ngày. Những vết loét này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến sức khỏe tổng thể của ông ngày càng suy giảm, việc di chuyển và sinh hoạt trở nên khó khăn và mệt mỏi. 

Trước khi tìm được phương pháp điều trị hiệu quả, bà đã nhiều lần thăm khám, điều trị nhiều nơi nhưng vết loét tĩnh mạch chân ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây chảy máu.

>>>> Xem thêm bài viết: Tổng quan về loét tĩnh mạch chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Loét tĩnh mạch là gì?

Loét tĩnh mạch là một biến chứng nghiêm trọng của suy giãn tĩnh mạch, thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh. Tình trạng này xảy ra khi các van trong tĩnh mạch bị tổn thương, gây ứ đọng máu và tăng áp lực trong lòng mạch, dẫn đến viêm loét da khó lành. Loét tĩnh mạch thường gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây loét tĩnh mạch là hội chứng hậu huyết khối, xảy ra sau khi bệnh nhân trải qua tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS). Cục máu đông trong tĩnh mạch sâu gây tổn thương van, làm máu ứ trệ và tăng áp lực trong tĩnh mạch, từ đó hình thành loét.Hội chứng này gây phá huỷ van tĩnh mạch sâu, làm tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch chi dưới. Tình trạng này dẫn đến sự ứ đọng máu và tăng áp lực tĩnh mạch ở chi dưới, gây ra các vết loét khó lành và đau đớn.

Chẩn đoán lâm sàng từ bác sĩ Phan Duy Kiên

Qua quá trình thăm khám và chẩn đoán, Bác sĩ Kiên đã xác định nguyên nhân gây loét tĩnh mạch chi dưới là do hội chứng hậu huyết khối do tiền căn Huyết khối tĩnh mạch sâu (Post – thrombotic syndrome).

Hội chứng này gây phá huỷ van tĩnh mạch sâu, làm tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch chi dưới. Các tĩnh mạch bị tổn thương không thể hồi phục hoàn toàn sau khi khối máu đông tan biến. Tình trạng này dẫn đến sự ứ đọng máu và tăng áp lực tĩnh mạch ở chi dưới, gây ra các vết loét khó lành và đau đớn.

Dựa trên tình trạng sức khoẻ hiện tại bệnh nhân, Bác sĩ Phan Duy Kiên đưa ra phác đồ điều trị loét tĩnh mạch cụ thể, bao gồm các bước sau nhằm đảm bảo vết loét được chữa lành hoàn toàn và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

  • Điều trị nền tảng: Sử dụng thuốc kháng đông để ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới và giảm nguy cơ biến chứng. Bác sĩ Phan Duy Kiên cho biết : “Đây là bước quan trọng giúp ngăn ngừa sự hình thành các khối máu đông mới và giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Thuốc kháng đông không chỉ giúp kiểm soát tình trạng huyết khối mà còn hỗ trợ quá trình lành vết loét của người bệnh bằng cách cải thiện lưu thông máu trong các tĩnh mạch bị tổn thương”.

  • Chăm sóc vết thương: Thay băng và cắt lọc vết thương thường xuyên để loại bỏ mô hoại tử, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lành thương.
  • Nén ép: Sử dụng hệ thống băng ép chuyên dụng để giảm sưng phù, cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ quá trình lành thương. Thời gian nén ép thường kéo dài khoảng 6 tuần.
  • Phòng ngừa tái phát: Sau khi vết loét lành, bệnh nhân cần tiếp tục mang vớ áp lực và tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa tái phát.

Với sự kiên trì từ phía bệnh nhân và nỗ lực từ phía bác sĩ, từ 2 đến 4 tuần vết thương bắt đầu có hiện tượng biểu mô hoá tốt, mép vết thương bò vào dần. Sau 6 tuần điều trị, vết loét tĩnh mạch chân của bệnh nhân đã lành hoàn toàn. Bệnh nhân cho biết không còn cảm thấy đau hay khó chịu như trước kia nữa. Các kết quả tái khám liên tục trong suốt 3 năm sau đó đều cho thấy vết thương lành tốt, không có dấu hiệu tái phát

Lưu ý trong điều trị loét tĩnh mạch do biến chứng hậu huyết khối

Sau khi điều trị giãn tĩnh mạch, bác sĩ Phan Duy Kiên lưu ý bệnh nhân khi trở về nhà cần tuân thủ các bước chăm sóc và sinh hoạt theo chỉ định từ phía bác sĩ để ngăn ngừa triệt để nguy cơ bệnh tái phát trở lại. 

Theo đó, bác sĩ căn dặn bệnh nhân nên duy trì mang vớ áp lực hỗ trợ duy trì áp lực ổn định trong các tĩnh mạch chi dưới, ngăn ngừa sự ứ đọng máu và hình thành các khối máu đông mới. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và kiểm soát cân nặng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tái phát.

Có thể nói nhờ đưa vào áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, kết hợp sử dụng thuốc kháng đông thế hệ mới cùng hệ thống nén ép chuyên dụng đã giúp bệnh nhân 65 tuổi thoát khỏi chứng loét tĩnh mạch chân đeo bám và hành hạ bao năm nay chỉ trong thời gian ngắn. Điều đó cho thấy việc xác định được nguyên nhân trọng điểm là gây ra bệnh nhân tố quan trọng hàng đầu giúp các bác sĩ dễ dàng đưa ra phác đồ điều trị loét tĩnh mạch tối ưu nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Hình ảnh trước và sau 6 tuần điều trị loét tĩnh mạch kèm huyết khối tĩnh mạch sâu tại Dr.Vein
Hình ảnh trước và sau 6 tuần điều trị loét tĩnh mạch kèm huyết khối tĩnh mạch sâu tại Dr.Vein
Doctor,Working,On,A,Virtual,Screen.,Medical,Technology,Concept.,Pulse

Dr.Vein

Hồ sơ bệnh án

Thông tin bệnh nhân

▪️ Bệnh nhân nữ 65 tuổi, quê Quảng Ngãi.
▪️ Tiền căn huyết khối tĩnh mạch sâu trên 20 năm
▪️ Loét mãn tính mắt cá trong chân trái trên 10 năm. (Từng chữa nhiều nơi nhưng không khỏi)

Chẩn đoán

▪️ Loét tĩnh mạch chi dưới - hội chứng hậu huyết khối do tiền căn Huyết khối tĩnh mạch sâu (Post - thrombotic syndrome).
▪️ Hội chứng này gây phá huỷ van tĩnh mạch sâu, làm tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch chi dưới lâu ngày gây ra biến chứng loét không lành.

Điều trị

▪️ Bước 1: Điều trị nền tảng với thưốc kháng đông.
▪️ Bước 2: Thay băng, cắt lọc vết thương.
▪️ Bước 3: Nén ép ( compression bandage) bằng hệ thống băng ép chuyên dụng trong 6 tuần.
▪️ Bước 4: Sau khi lành thương chuyển qua các biện pháp phòng ngừa tái phát (vết loét rất dễ tái phát, bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo chỉ định bác sĩ và tái khám định kỳ)

Kết quả

▪️ Sau 2-4 tuần vết thương bắt đầu có hiện tượng biểu mô hoá tốt, mép vết thương bò vào dần.
▪️ Vết thương lành hoàn toàn sau 6 tuần

Khám bệnh online

Gửi triệu chứng để
bác sĩ tư vấn miễn phí

Chỉ cần gửi hình ảnh và triệu chứng mà bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ cho bạn biết tình trạng và cấp độ suy giãn tĩnh mạch của bạn.