fbpx

6 cấp độ CEAP trong suy tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch được phân làm 6 cấp độ với các triệu chứng đặc trưng hoàn toàn có thể phân biệt bằng mắt thường
C1

C1

Xuất hiện gân xanh, tím đường kính < 3mm
C2

C2

Giãn tĩnh mạch nông >3mm, thành búi
C3

C3

Phù chân chưa biến đổi sắc tố da
C4

C4

Biến đổi sắc tố da
C5

C5

Biến đổi sắc tố da kèm loét đã lành
C6

C6

Biến đổi sắc tố da kèm loét không thể lành

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng van tĩnh mạch bị suy yếu theo thời gian gây nên hiện tượng trào ngược, lâu ngày làm tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch chi dưới. Biểu hiện thường thấy bằng mắt là trên da xuất hiện tĩnh mạch có màu xanh hoặc tím đậm (hay gọi là gân xanh gân tím).

Nếu kích thước những tĩnh mạch này dưới 1m gọi là giãn tĩnh mạch mạng nhện (spider vein hay telangiectasia), từ 1 đến 3mm gọi là dạng lưới (reticular vein) và trên 3mm gọi là giãn dạng búi (varicose vein). Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có 7 cấp độ từ C0 đến C6. Ngoài hiện tượng giãn tĩnh mạch trên da, triệu chứng thường đi kèm bao gồm: nóng ran, tê chân, đau nhức, nặng chân, phù chân, sạm dạ và loét trên mắt cá trong.

Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch theo bảng phân loại CEAP

Biểu hiện lâm sàng CEAP

Miêu tả

C0

Không nhìn thấy hoặc sờ thấy tĩnh mạch bị giãn

C1

Giãn mao mạch, tĩnh mạch mạng nhện ( đường kính < 1mm), giãn tĩnh mạch dạng lưới (1-3mm)

C2

Giãn tĩnh mạch dạng búi (đường kính > 3mm)

C3

Sưng phù mắt cá chân (phù nề) do giãn tĩnh mạch hoặc giãn tĩnh mạch ẩn (trào ngược tĩnh mạch) – Chưa có biến đổi trên da

C4

Tổn thương da (biến đổi sắc tố da) do giãn tĩnh mạch hoặc giãn tĩnh mạch ẩn (trào ngược tĩnh mạch). Bao gồm các mảng da sẫm màu, viêm da, chàm và các bệnh lý khác.

C5

Vết loét tĩnh mạch đã lành ở chân

C6

Loét tĩnh mạch chân đang tiến triển, không lành

Biểu hiện, triệu chứng  của suy giãn tĩnh mạch chi dưới cấp độ 2 (CEAP C2)

1041898693 1041898693

Búi tĩnh mạch cấp độ 2 – CEAP-C2

Thông thường, suy giãn tĩnh mạch được nhìn thấy ở bắp chân và cẳng chân. Nếu có các mảng đổi màu xung quanh mắt cá chân, đây không phải là suy giãn tĩnh mạch C2 đơn giản mà sẽ trở thành tổn thương da và do đó là tổn thương da CEAP C4. Các vết phồng do suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể lan rộng đến bất kỳ nơi nào từ vùng mông và háng cho đến tận bàn chân

Người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể nhận biết được khi các tĩnh mạch ở chân thường có dấu hiệu phồng lên khi đứng và biến mất khi nằm, đặc biệt khi chân được nâng cao. Nếu tĩnh mạch bị giãn sâu, da phía trên tĩnh mạch cũng có thể phồng lên, nhưng không thấy được màu sẫm của máu dưới da. Trong những trường hợp này, các vùng phồng lên thường có màu sắc khác biệt.

Tuy nhiên, nếu các tĩnh mạch gần bề mặt da, máu có thể được nhìn thấy khi bị oxy hóa qua da. Khi điều này xảy ra, các tĩnh mạch bị giãn phồng lên có thể có màu xanh lục hoặc thậm chí màu tím xanh. Tất nhiên, khi chân được nâng cao, máu sẽ chảy ra khỏi các tĩnh mạch bị giãn và màu sắc cũng như chỗ bị phồng trước đó sẽ biến mất. 

Sự phân bố của các vết phồng có thể giúp bác sĩ hiểu được tĩnh mạch đến từ đâu. Quan trọng nhất, nếu các vết phồng ở xung quanh đầu đùi, mông, vùng đáy chậu hoặc gần âm hộ và âm đạo ở phụ nữ hoặc đầu bìu ở nam giới thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh không còn là suy giãn tĩnh mạch chi dưới đơn thuần, mà có thể do trào ngược tĩnh mạch vùng chậu. 

Trong những trường hợp như vậy, việc kiểm tra và điều trị các tĩnh mạch vùng chậu là cần thiết để ngăn chặn sự tái phát của tình trạng giãn tĩnh mạch trong tương lai.


Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới cấp độ 2

Trong phần lớn các trường hợp, triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới (và xương chậu) xảy ra là do van trong tĩnh mạch bị suy giảm chức năng. Tĩnh mạch bơm máu trở lại tim và do đó phải bơm máu lên chống lại trọng lực. Sự chuyển động của các cơ ở chân khiến máu bị đẩy lên trong tĩnh mạch. Ở hầu hết mọi người, máu không thể chảy ngược trở lại tĩnh mạch vì các van đóng lại ngăn cản điều này xảy ra.

Ở những người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, các van này bị hở khiến máu chảy ngược trở lại tĩnh mạch. Điều này được gọi là trào ngược tĩnh mạch. Máu chảy ngược xuống tĩnh mạch có thể làm tổn thương vùng da quanh mắt cá chân và cẳng chân. Để cố gắng ngăn chặn điều này xảy ra, cơ thể tạo ra “bộ giảm xóc” để dẫn lưu máu chảy ra khỏi các tĩnh mạch ở mắt cá chân. Các tĩnh mạch bị giãn này hoạt động như “bộ giảm xóc” gây nên tình trạng giãn tĩnh mạch. 

Chính vì các tĩnh mạch bị giãn chứa đầy máu chảy ngược xuống tĩnh mạch theo trọng lực nên tĩnh mạch bị căng và phồng lên khi đứng. Tương tự như vậy khi nâng cao chân, máu sẽ chảy ngược theo trọng lực về phía tim và và các tĩnh mạch giãn sẽ xẹp xuống do hết máu.

Các bác sĩ từng cho rằng suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể là do tắc nghẽn các tĩnh mạch ở vùng chậu chẳng hạn do khối u vùng chậu, mang thai, táo bón, béo phì và những nguyên nhân khác làm tăng áp lực trong ổ bụng.

Tuy nhiên, nếu suy giãn tĩnh mạch chi dưới thực sự là do tắc nghẽn các tĩnh mạch vùng chậu thì chúng không chỉ phình ra khi đứng mà còn tiếp tục phình ra khi nằm vì máu không thể chảy ra khỏi chân.

Ngày nay, chúng ta biết rằng tắc nghẽn tĩnh mạch vùng chậu không chỉ gây ra suy giãn tĩnh mạch chi dưới đơn thuần mà còn có thể gây ra tình trạng kết hợp giữa một số tĩnh mạch bị phồng cùng với biểu hiện đặc thù như chân bị sưng, đau nhức, nóng và thường đổi màu.


Nên làm gì khi bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới cấp độ 2

Nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới cấp độ 2 không chủ động điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới cho đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và bắt đầu gây ra các triệu chứng hoặc biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khoẻ. 

925604484 925604484

Chính vì không can thiệp sớm khiến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới trở nên nghiệm trọng hơn, quá trình này có thể diễn ra từ từ hoặc rất nhanh tuỳ theo mỗi đối tượng, đặc biệt nếu có cục máu đông hình thành bên trong. 

Một nghiên cứu năm 2006 đã chỉ ra rằng nếu suy giãn tĩnh mạch chi dưới không được điều trị với phương pháp can thiệp phù hợp, bệnh nhân sẽ phải đối diện với nhiều trở ngại trong cuộc sống và cả sức khoẻ so với những người được điều trị bằng phẫu thuật. Nếu có các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới nhưng không thực hiện các xét nghiệm, sẽ không thể biết được mức độ nghiêm trọng của tình trạng trào ngược tĩnh mạch tiềm ẩn. 

Việc siêu âm Doppler được thực hiện bởi một phòng khám chuyên khoa sẽ cung cấp thông tin về vấn đề tĩnh mạch tiềm ẩn và sẽ cho phép bệnh nhân cùng bác sĩ chuyên khoa quyết định xem nên tạm thời không điều trị hay tiến hành điều trị ngay với phác đồ điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới phù hợp. 

Do đó, nếu bạn bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, việc thực hiện siêu âm Doppler tĩnh mạch bởi các chuyên gia là điều rất cần thiết. Ở Phòng khám tĩnh mạch Whiteley, chỉ những nhà nghiên cứu chuyên về mạch máu đã được đào tạo tại Phòng khám Whiteley mới được phép thực hiện kỹ thuật này. 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi các bác sĩ không thuộc chuyên khoa mạch máu nếu tự thực hiện xét nghiệm, họ thường bỏ sót nhiều nguyên nhân cơ bản gây ra chứng giãn tĩnh mạch. Do đó, những ai bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, việc thăm khám với các chuyên gia mạch máu có khả năng thực hiện siêu âm Doppler là điều vô cùng cần thiết. 

Siêu âm Doppler tĩnh mạch hỗ trợ các bác sĩ trong việc đánh giá tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới để phát hiện ra những tĩnh mạch hoạt động bình thường và những tĩnh mạch gặp vấn đề. 

Quá trình này bao gồm kiểm tra tất cả các tĩnh mạch nông, tĩnh mạch thân, và tĩnh mạch xuyên ở cả cẳng và cổ chân, cũng như kiểm tra tất cả các tĩnh mạch sâu để đảm bảo rằng không có vấn đề gì về tĩnh mạch sâu, như huyết khối tĩnh mạch sâu cũ hoặc trào ngược tĩnh mạch sâu.

Nếu có bất kỳ triệu chứng giãn tĩnh mạch nào xung quanh vùng mông, đáy chậu, âm đạo ở phụ nữ, hoặc vùng kín của nam giới, việc kiểm tra các tĩnh mạch vùng chậu là cần thiết để xác định liệu triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới có nguồn gốc từ xương chậu hay không. Nghiên cứu từ Phòng khám Whiteley đã chỉ ra rằng nếu bỏ qua bước này và chỉ điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, có thể dẫn đến tái phát của chứng giãn tĩnh mạch trong tương lai.


Các lưu ý khi muốn điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới cấp độ 2

Việc điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới nói chung, suy giãn tĩnh mạch chi dưới cấp độ 2 nói riêng là cực kỳ phức tạp vì có rất nhiều nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch khác nhau.

Nguyên tắc chung của điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới cần lưu ý là:

    • Tìm và ngăn chặn hiện tượng trào ngược tĩnh mạch

    • Sử dụng các kỹ thuật đã được chứng minh là có thể ngăn chặn chứng trào ngược tĩnh mạch tái phát trong tương lai

    • Xử lý những điểm tĩnh mạch cao nhất và sâu nhất trước rồi mới hướng ra ngoài và hướng xuống dưới

Với suy giãn tĩnh mạch độ 2 nguyên nhân từ hệ thống tĩnh mạch hiển (chiếm 80% nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch nông), công nghệ laser nội mạch (EVLA) kết hợp với kỹ thuật bóc búi tĩnh mạch trong 1 thì làm tăng hiệu quả điều trị và sự hài lòng của bệnh nhân theo khuyến cáo mới của ESVS 2022 (Hiệp hội tĩnh mạch châu Âu). EVLA SafeClean giúp bệnh nhân đạt hiệu quả điều trị cao và đảm bảo được 2 tiêu chí: An toàn và sạch búi tĩnh mạch (Safe & Clean).”Thạc sĩ-Bác sĩ Phan Duy Kiên chuyên khoa II